Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ gần đây đã bắn thử thành công tên lửa đánh chặn SM-6 từ tàu tuần dương USS Chancellorsville (CG 62).

Cuộc thử được tiến hành vào khoảng giữa tháng 8, tên lửa đánh chặn SM-6 đã đánh chặn thành công mục tiêu bay BQM-74A.
Tên lửa SM- 6 có thể tăng cường khả năng phòng thủ cho Hải quân Mỹ, chuyên dùng tấn công các mục tiêu như máy bay cánh cố định và cánh quay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Là một bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát - phòng không tổng hợp NIFC – CA của Hải quân Mỹ, tên lửa SM- 6 được áp dụng công nghệ khí động học và động cơ đẩy tiên tiến nhất.
Hình đồ họa tên lửa đánh chặn SM-6.
 Hình đồ họa tên lửa đánh chặn SM-6.
Giám đốc chương trình nghiên cứu tên lửa đánh chặn SM-6 thuộc công ty Raytheon (Mỹ) Jim Doyle cho biết, so với các loại tên lửa khác, phạm vi tấn công của tên lửa SM-6 rộng hơn. Ông cũng cho biết, giữa tháng 8 vừa qua, tên lửa SM-6 đã được lắp đặt thêm thiết bị xử lý mới, dự định sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên tàu tuần dương USS Chancellorsville (CG 62) vào tháng 11 tới.
Tháng 2/2013, công ty Raytheon đã giao lô tổ hợp tên lửa nâng cấp SM-6 mới, đồng thời tên lửa Standard Missile SM-3 cũng đang được sản xuất hàng loạt. Tháng 5 vừa qua, Uỷ ban mua sắm quốc phòng Mỹ (DAB) đã thông qua việc đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa SM-6.
Ông Mike Campisi, chuyên gia trong chương trình nghiên cứu hệ thống tên lửa SM-6, cho biết, tên lửa đánh chặn SM-6 là sự kết hợp những ưu điểm của tên lửa SM-2 , tên lửa SM-3 và tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM. Do vậy nó có khả năng mở rộng phạm vi phòng thủ và khả năng tấn công mục tiêu tầm ngắn, đồng thời giá thành cũng hợp lý.
Hiện tại, công ty Raytheon sẽ giao hàng trước thời hạn 50 tên lửa SM-6, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013.

“Sát thủ chống tên lửa đạn đạo” khủng nhất thế giới của Nhật

Tháng 12/2007, tàu khu trục tên lửa JDS Kongo (DDG-173) lần đầu bắn thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 block IA. Với sự kiện này, Nhật Bản chính thức trở thành quốc gia đầu tiên sau Mỹ được trang bị vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo tối tân SM-3 trên tàu chiến. Và bước đầu hình thành tấm lá chắn tên lửa đạn đạo trên biển để đối phó với những mối đe dọa xung quanh nước này.

Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?

Tập đoàn Raytheon vừa đạt một dấu mốc quan trọng khi thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3), sử dụng kết nối dữ liệu non-Aegis (không cần dữ liệu điều khiển từ tàu phóng). Đây là một bước quan trọng trong nỗ lực trang bị thêm cho các tàu chiến toàn bộ tên lửa thuộc “đại gia đình” Standard Missile.

Tin mới