Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì mua chiến đấu cơ, tên lửa từ Nga

Cục Phát triển Thiết bị thuộc quân đội Trung Quốc và người đứng đầu cơ quan này đã bị Mỹ trừng phạt vì mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 và tên lửa phòng không S-400 từ công ty Nga.
 

Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì mua chiến đấu cơ, tên lửa từ Nga
Các lệnh trừng phạt mới với Trung Quốc được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 20/9, được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh hai bên đang mắc kẹt trong chiến tranh thương mại, đồng thời đẩy quan hệ Mỹ - Nga vào tình trạng ngày càng xấu đi, Guardian đưa tin.
Theo Guardian, đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt CAASTA, trong đó ngăn chặn một quốc gia, tổ chức hay công ty thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các cá nhân, tổ chức hay công ty Nga bị liệt vào danh sách đen.
My trung phat Trung Quoc vi mua chien dau co, ten lua tu Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay với một quân nhân Trung Quốc. Ảnh: AP. 
Quan chức Mỹ cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi Cục Phát triển Thiết bị, cơ quan chuyên trách vấn đề mua bán vũ khí của quân đội Trung Quốc, mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga hồi tháng 11/2017, và mua tên lửa phòng không S-400 hồi đầu năm nay.
Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc và giám đốc cơ quan này là ông Li Shangfu bị trừng phạt vì mua vũ khí từ Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga đã ở trong danh sách đen CAASTA vì ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al Assad.
"Chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc ngăn chặn nhiều thương vụ trao đổi (vũ khí) trị giá đến hàng tỷ USD với CAASTA. Nhưng vì Trung Quốc quyết định bỏ qua đạo luật này và mua máy bay chiến đấu cùng tên lửa từ Nga nên chúng tôi buộc phải thực hiện quyết định này", Guardian dẫn lời một quan chức cấp cao.
"Các lệnh trừng phạt của CAASTA không nhằm phá hoại năng lực phòng thủ của bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, chúng hướng đến việc buộc Nga phải trả giá vì những hành động đầy dã tâm", vị quan chức nói. "Những biện pháp này đáp trả trực tiếp sự hung hăng của Nga nhắm đến nước Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ".
My trung phat Trung Quoc vi mua chien dau co, ten lua tu Nga-Hinh-2
Trung Quốc đặt mua máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga trong năm ngoái. Ảnh: Sputnik 
Trước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt hàng tên lửa S-400 từ Nga, số vũ khí này dự kiến sẽ được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ trong năm sau. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh lệnh trừng phạt vừa bị áp đặt lên Bắc Kinh sẽ là lời cảnh tỉnh đối với Ankara.
"Chúng tôi hy vọng động thái này thể hiện được sự nghiêm túc của chúng tôi và khuyến khích các quốc gia khác suy nghĩ lại về việc giao dịch với Nga trong lĩnh vực tình báo và quốc phòng", quan chức trên cho biết.
Ông Peter Harrell, cựu quan chức cấp cao chuyên về các lệnh trừng phạt thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng việc Washington chọn thời điểm Mỹ - Trung leo thang căng thẳng thương mại để trừng phạt Bắc Kinh là một quyết định "thú vị".
"Tôi nghĩ chính quyền cho rằng động thái này sẽ đặt nhiều áp lực hơn lên Trung Quốc", ông Harreall nói.
My trung phat Trung Quoc vi mua chien dau co, ten lua tu Nga-Hinh-3
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã truy tố nhiều cá nhân và tổ chức Nga được cho là có liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ảnh: AP. 
Vị chuyên gia này nhận định việc Mỹ đưa thêm cá nhân và tổ chức Nga bị cho là có liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ vào danh sách đen cho thấy sự tách biệt ngày càng gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông.
Trong số 30 "cái tên" vừa được Mỹ vào danh sách đen CAASTA, 3 công ty, 13 cá nhân và 12 quan chức Nga đã bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang trực tiếp điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, truy tố.
Theo Guardian, các cá nhân và tổ chức bị đưa vào danh sách đen không bị trừng phạt ngay lập tức, nhưng bất kỳ ai có giao dịch với những cá nhân hoặc tổ chức này sẽ phải chịu trách nhiệm dưới đạo luật CAASTA.

Điểm mặt dàn vũ khí Nga đang được sản xuất ở nước ngoài

(Kiến Thức) - Trong số những loại vũ khí được Nga chuyển giao công nghệ với nước ngoài, có cả một vài loại súng được Nga chuyển công nghệ chế tạo cho nhà máy Z111 của Việt Nam.

Điểm mặt dàn vũ khí Nga đang được sản xuất ở nước ngoài
Một trong những cái tên tạo nên tên tuổi cho vũ khí Nga trên thị trường vũ khí thế giới chính là dòng tiêm kích đa năng Su-30MKI được nước này bán cho phía Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Một trong những cái tên tạo nên tên tuổi cho vũ khí Nga trên thị trường vũ khí thế giới chính là dòng tiêm kích đa năng Su-30MKI được nước này bán cho phía Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sputnik.

Việt Nam đứng top 5 các quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất

(Kiến Thức) - Không chỉ có chính sách mua bán đơn giản, Nga thậm chí còn cho các đối tác quốc phòng của mình vay hàng tỷ USD mua sắm vũ khí, và cái họ nhận lại được là các hợp đồng xuất khẩu và tạo thêm ra hàng nghìn việc làm mỗi năm trong nước

Việt Nam đứng top 5 các quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất
Viet Nam dung top 5 cac quoc gia mua vu khi Nga nhieu nhat
Khác với Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác, các hợp đồng mua sắm vũ khí giữa Nga và các nước đối tác thường diễn ra khá đơn giản, không có nhiều rằng buộc về mặt chính trị hay tiêu chuẩn kép như phương Tây. Đây chính là một trong những lý do vũ khí Nga càng bán càng chạy trên thị trường vũ khí hiện nay. Nguồn ảnh: BI.

Không quân NATO có gì để đối đầu với Nga?

(Kiến Thức) - Dù có quân số đông gấp nhiều lần so với Không quân Nga, nhưng sự liên kết của không quân các nước NATO lại khá rời rạc và chỉ tập trung vào một số cường quốc quân sự làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chiến đấu của lực lượng này.

Không quân NATO có gì để đối đầu với Nga?
Khong quan NATO co gi de doi dau voi Nga?
 Đầu tiên phải nhắc tới Thuỵ Sĩ, nước này đang dự kiến sẽ mua 22 chiến đấu cơ Saab Gripen E. Điều đáng nói ở đây đó là Thuỵ Sĩ chọn loại chiến đấu cơ này dựa vào kết quả của... trưng cầu ý dân chứ không phải quyết định của quân đội nước này. Nguồn ảnh: Migflug.

Tin mới