Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại lịch sử

Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại "lịch sử", trong đó giải quyết những vấn đề cấu trúc chủ chốt.

Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại lịch sử
My va Trung Quoc dang tien toi mot thoa thuan thuong mai lich su
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh: REUTERS/TTXVN 
Người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow ngày 28/2 cho biết, Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận thương mại "lịch sử", trong đó giải quyết những vấn đề cấu trúc chủ chốt như chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ lực của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh những tiến triển đạt trong trong các cuộc đàm phán mới đây nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến sẽ có cuộc gặp vào tháng tới tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida của ông Trump.
Các quan chức Mỹ đã tập trung vào những chính sách thương mại được cho là không công bằng của Trung Quốc, trong đó có hành vị đánh cắp công nghệ Mỹ cũng như chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" nhằm giúp quốc gia Đông Bắc Á này thống trị các lĩnh vực công nghệ chủ chốt.
Ông Kudlow cho hay thỏa thuận thương mại sắp tới giữa hai bên sẽ bao gồm việc "giảm chú trọng" đến chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" cũng như giảm đáng kể trợ cấp của Trung Quốc cho những ngành công nghiệp mục tiêu.
Theo ông, các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận vẫn cần được nhất trí nhưng dự kiến sẽ được hoàn tất tại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo vào cuối tháng Ba.
Các quan chức Mỹ trước đó tuyên bố bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ bao gồm vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, từ đó giải quyết vấn đề thuế.
Theo ông Kudlow, các văn bản dự thảo đề xuất cấm thao túng tiền tệ và yêu cầu Trung Quốc báo cáo về các lần can thiệp thị trường./.

Lạ lẫm quân phục của Quân đội Mỹ qua các cuộc chiến

(Kiến Thức) - Vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, hầu hết các binh sĩ đơn giản chỉ mặc quần áo sẵn có của họ. Nhưng qua thời gian, quân phục của lính Mỹ dần thay đổi và được cải tiến đáng kể.

Lạ lẫm quân phục của Quân đội Mỹ qua các cuộc chiến
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh
Chiến tranh Cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại Đế quốc Anh, diễn ra trong khoảng thời gian 1775 đến năm 1783 với kết quả thắng lợi thuộc về người Mỹ và 13 thuộc địa giành được độc lập. Ở thời kỳ đầu cuộc chiến, hầu hết các binh sĩ đơn giản chỉ mặc quần áo sẵn có của họ. (Nguồn ảnh: BI)
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-2
 Sau đó, quân phục của Lục quân Lục địa Mỹ được chuẩn hóa hơn. Các binh sĩ mặc quân phục được quy định vào năm 1779 với áo khoác xanh và áo gi-lê trắng bên trong.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-3
Trong cuộc chiến tranh năm 1812, Quân đội Mỹ đã sử dụng vải tại Philadelphia Arsenal chuyển đến các thợ may để may quân phục cho binh sĩ, đảm bảo tính đồng nhất. Trong thời kỳ này, quân phục của binh sĩ Mỹ bị ảnh hưởng nhiều bởi quân đội của các nước Châu Âu. Trong đó, chỉ các tướng lĩnh, chỉ huy mới được đi ủng cao cổ. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-4
Trong cuộc chiến tranh Mỹ-Mexico, áo jacket và quần màu xanh nhạt kết hợp với mũ là quân phục của lính Mỹ khi ra chiến trường. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-5
 Vào giữa thế kỷ 19, quân phục cho các binh sĩ ngày càng đơn giản và thiết thực hơn.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-6
 Trong cuộc nội chiến Mỹ, các binh sĩ mặc áo khoác len dài tay màu xanh lam và đội mũ.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-7
 Bộ quân phục dành cho binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-8
Trong đó, trang phục dành cho sĩ quan gồm có áo khoác, quần xanh, ủng đen và mũ. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-9
Còn lính kỵ binh thường đeo một chiếc khăn quàng cổ. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-10
Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các binh sĩ Mỹ mặc áo khoác và quần ống túm, đi giày. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-11
 Vào cuối những năm 1930, Quân đội Mỹ sử dụng quần trouser để thay thế những chiếc quần ống túm cho binh sĩ. Những chiếc áo jacket được binh sĩ Mỹ sử dụng trong thời kỳ Thế chiến II.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-12
 Các binh sĩ đội mũ, mặc áo khoác mùa đông dày tại Bỉ năm 1944.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-13
 Quân phục của lính Mỹ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-14
 Lính Mỹ tham chiến trong cuộc Chiến tranh Việt Nam thường đi những chiếc ủng nhanh khô để đối phó với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-15
 Quân phục của lính Mỹ khi tham chiến trong khoảng thời gian 1981-2004.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-16
Quân phục ngụy trang màu xám và xanh của binh sĩ Mỹ trong khoảng thời gian 2004-2014. Chúng còn được làm bằng vật liệu chống cháy. 
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-17
 Quân phục dành cho nữ gần giống với nam giới. Năm 2013, Quân đội Mỹ đã giới thiệu một phiên bản áo vest chiến thuật được thiết kế riêng cho quân nhân nữ.
La lam quan phuc cua Quan doi My qua cac cuoc chien tranh-Hinh-18
 Trang phục của lính Mỹ từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ dự kiến sẽ cho nghỉ hưu bộ quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số vào năm 2018.

Công dân Trung Quốc tại Mỹ bị bắt vì nghi hoạt động gián điệp

Một công dân Trung Quốc đến Mỹ bằng visa sinh viên và học tại Viện Công nghệ Illinois đã bị bắt vì cáo buộc “làm việc theo chỉ thị của một nhân viên tình báo cấp cao” trong Bộ An ninh Trung Quốc, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Công dân Trung Quốc tại Mỹ bị bắt vì nghi hoạt động gián điệp
Nghi phạm tên là Ji Chaoqun, 27 tuổi bị bắt ngày 25/9 tại Chicago, Mỹ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, người này bị buộc tội bí mật thực hiện chỉ thị của một quan chức Bộ An ninh Trung Quốc.
Cong dan Trung Quoc tai My bi bat vi nghi hoat dong gian diep
Công dân Trung Quốc bị bắt tại Mỹ vì tình nghi hoạt động gián điệp. (Ảnh minh họa: Sputnik) 
Sputnik trích dẫn khiếu nại,cho biết Ji sinh ra tại Trung Quốc và đến Mỹ năm 2013 với visa F1 dành cho mục đích học ngành kỹ sư điện tử ở Viện Công nghệ Illinois ở Chicago. Năm 2016, Ji tham gia quân đội Mỹ với chương trình Đánh giá quân đội vì lợi ích quốc gia (MAVNI). Chương trình cho phép lực lượng vũ trang chiêu mộ một số người có năng lực cần thiết.

Người Trung Quốc đang nắm giữ các tổ chức quốc tế nào?

Sự việc cựu giám đốc Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) người Trung Quốc, Meng Hongwei bị bắt giữ, sau đó từ chức khiến những quan chức Trung Quốc nắm giữ vị trí trọng yếu tại các cơ quan quốc tế khác nhận được sự chú ý.

Người Trung Quốc đang nắm giữ các tổ chức quốc tế nào?
Theo SCMP, từ năm 1978 tới nay Trung Quốc không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia vào các tổ chức liên chính phủ nhằm tìm kiếm những bệ phóng phát triển. Những tổ chức như Ngân hàng thế giới, Tổ chức tiền tệ quốc tế và các cơ quan Liên Hợp Quốc ngày càng có sự xuất hiện của nhiều người Trung Quốc tại các vị trí trọng yếu.
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?
Meng Hongwei, cựu giám đốc Interpol người Trung Quốc "mất tích" sau đó được công bố đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. (Ảnh: TIME) 
Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký về kinh tế xã hội tại Liên Hợp Quốc (LHQ)
Nhận chức vụ năm 2017, Liu Zhenmin thay thế Wu Hongbo – một nhà ngoại giao Trung Quốc khác giữ chức từ năm 2012. Theo trang web của LHQ, ông Liu chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thư ký LHQ về các vấn đề kinh tế-xã hội và hướng dẫn ban thư ký LHQ hỗ trợ cho các công việc theo Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Sự nghiệp ngoại giao của ông Liu bắt đầu từ năm 1982 khi ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ trách các vấn đề châu Á, biên giới và hàng hải. Ông từng liên quan đến nhiều cuộc đàm phán quốc tế đa phương, bao gồm đàm phán biến đổi khí hậu cho Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris.
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-2
Liu Zhenmin (ở giữa) giữ chức Phó Tổng thư ký LHQ từ năm 2017. (Ảnh: UN TV) 
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-3
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. (Ảnh: Scoopnest) 
Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được bổ nhiệm vào IMF năm 2016. Ông tiếp nối người tiền nhiệm Zhumin, một quan chức Trung Quốc trước đó cũng từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trung Quốc nắm giữ 6,09% quyền bỏ phiếu của IMF – con số lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản, theo thông tin từ website của IMF.
Yi Xiaozhun, Phó Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-4
Yi Xiaozhun. (Ảnh: Twitter) 
Từng là Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Yi hiện tại đang trong nhiệm kỳ thứ hai với vai trò Phó Tổng giám đốc WTO.
Ông là người Trung Quốc đầu tiên đảm nhận vị trí này. Trước đó ông từng là Đại sứ Trung Quốc tại WTO, người đàm phán chính trong quá trình Trung Quốc gia nhập tổ chức. Ông cũng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại khu vực và đa phương trong thời gian làm tại Bộ Thương mại Trung Quốc.
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-5
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế ICAO. (Ảnh: OAC) 
Từng là quan chức trong cơ quan hàng không Trung Quốc, bà Liu đang trong nhiệm kỳ thứ 2 tại ICAO, kể từ khi giữ chức năm 2015.
Bà Liu trước đó làm việc cho ICAO trong nhiều vai trò từ năm 2007, là người phụ nữ đầu tiên và người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí hiện tại trong lịch sử 70 năm của tổ chức quốc tế này.
Tổ chức được thành lập năm 1944 và phụ trách thiết lập tiêu chuẩn an toàn và quy tắc cho vận chuyển hàng không dân sự.
Zhao Houlin, Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)

Tin mới