Năm 2019 cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào tốt - đẹp nhất?

Đây chính là giờ cúng ông Công - ông Táo đẹp nhất mà ai ai cũng cần biết.

Theo quan niệm, ngày 23 tháng Chạp Táo Quân sẽ lên thiên đình báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế nên còn được gọi là ngày Tết ông Công. Được biết, Táo Quân gồm 3 người 2 táo ông và 1 táo bà, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, các Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trông năm của từng người trong gia đình.
Nam 2019 cung ong Cong, ong Tao vao gio nao tot - dep nhat?
Ảnh minh họa. 
Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ: Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này. Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải nhận định: Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện trong khoảng thời gian bắt đầu từ 23h đêm 22 cho đến trước giờ Hợi ( tức 21-23h) ngày 23 tháng Chạp.
Cũng có ý kiến cho rằng, lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
Nếu để chiều hay thậm chí là tối ngày 23 mới cáo lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời, sợ rằng ông Công ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Những điều cấm kỵ trong bày biện nhà bếp:
1. Nền trong gian bếp không được cao hơn các phòng khác trong nhà. Thứ nhất đề phòng nước thải chảy ngược ra các phòng khác. Thứ hai, phòng bếp không được ưu tiên xếp trước phòng khách và các phòng khác.
2. Không đặt bếp đối diện với cửa, điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên không được tốt, xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nóng tĩnh, dễ xảy ra tranh cãi và hao tài tốn của.
3. Bếp và nhà vệ sinh không nên đặt gần nhau. Trong phong thủy bếp được coi là kho dự trữ nhỏ trong nhà vì thế luôn cần phải nạp cát khí. Nhà vệ sinh là nơi nhiều uế khí. Bếp đại diện cho Hỏa, nhà vệ sinh là Thủy. Thủy khắc Hỏa sẽ không tốt, vợ chồng dễ mất hòa khí.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Lễ vật cúng ông Công ông Táo cần có gì để rước tài lộc?

Theo chuyên gia phong Thủy Nguyễn Thị Ngọc Anh, lễ vật cúng ông Công ông Táo phải chuẩn bị đúng, đầy đủ 3 bộ mũ, áo mới, cá chép hoặc cá chép giấy.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tập tục lâu đời dựa theo tín ngưỡng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là thần bếp coi sóc chuyện bếp núc trong nhà và có ba vị: Hai táo ông và một Táo bà.

5 việc nhất định phải làm trong bếp trước khi bày mâm cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh việc chuẩn bị cỗ cúng, chuẩn bị bàn thờ,... thì việc sửa soạn tân trang lại căn bếp gia đình để tiễn ông Công ông Táo rất quan trọng. 

Theo quan niệm từ xưa truyền lại, trong ngày ông Táo chầu trời (còn gọi là ngày Tết ông Công ông Táo), các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới. Sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.

Táo quân gồm 2 ông, một bà là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa, giữ nhiệt.

Chính bởi vậy, bên cạnh việc chuẩn bị cỗ cúng, chuẩn bị bàn thờ,... thì việc sửa soạn tân trang lại căn bếp gia đình để tiễn ông Công ông Táo rất quan trọng. Việc dọn bếp vừa giúp căn bếp được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, vừa mang đến diện mạo mới cho cả ngôi nhà, ông Táo và các vị thần sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi trông coi việc nhà cửa, bớt nói điều không hay về gia đình trong năm tới. Vậy nên làm những gì?

Tin mới