Năm 2020: Hải quân Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ 30 năm

(Kiến Thức) - Phó Đô đốc về hưu của Đài Loan cho rằng đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc vẫn kém Hải quân Mỹ đến 30 năm.

Năm 2020: Hải quân Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ 30 năm
Đến năm 2020,lực lượng Hải quân của Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) dự tính sẽ mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo DF-21 lên 2500 km và cho vận hành 3 tàu sân bay. Thế nhưng họ vẫn lạc hậu hơn Hải quân Mỹ đến 30 năm,theo như ông Lan Ning-li - phó đô đốc đã về hưu của Đài Loan,chia sẻ trên tờ Want Daily ngày 16/8.
Ông Lan Ning-li vừa có bài phát biểu tại hội nghị ở Đài Bắc vào ngày 15/8 về vấn đề tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc được tổ chức bởi Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia. Tại đây ông cho biết Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội về các vùng biển xung quanh bao gồm cả Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc. 
Tàu chiến của PLA được trang bị hệ thống chiến đấu tương đương với hệ thống Aegis đã áp đảo số lượng tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Tàu khu trục lớp Type 055C được ông Lan nhận định sẽ là loại tàu hộ tống chính trong đội tàu sân bay của PLA,có hệ thống tên lửa tương đương với tàu Aegis của Mỹ. Mười tám tàu chiến được trang bị tên lửa siêu âm chống hạm mà Trung Quốc dự định hoàn thành trong 3 năm tới có khả năng tấn công chính xác tương đương tên lửa dẫn đường. 
Trong số 52 tàu ngầm của Trung Quốc, 42 chiếc đang được nâng cấp và giờ đây thì hạm đội của PLA có thể là 1 mối đe dọa cho Hải quân Mỹ tính đến Vành đai đảo số 1 trên biển Thái Bình Dương của Trung Quốc. Hải quân của PLA cũng sẽ sớm được trang bị nhóm tàu có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân cùng với 5 tàu ngầm tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện có.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói “ Biển Thái Bình Dương bao la có đủ chỗ cho 2 cường quốc là Trung Quốc và Mỹ”. 
Ông Lan nhận định rằng quyền lực trên biển chỉ có thể thuộc về 1 bên và không thể bị chia cắt để đáp ứng nhu cầu của mỗi phe. Tuy nhiên ông cũng kết luận rằng Trung Quốc đã không nhận thức được sức mạnh của Hải quân Mỹ và những chính trị gia tạo nên 1 sự phóng đại không thực tế về sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Thực tế là đang tồn tại 1 khoảng cách 30 năm giữa Mỹ và Trung Quốc và trước đó Nhật Bản vẫn luôn là tiêu chuẩn mà Trung Quốc hướng đến.

Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Với việc rút giàn khoan Hải Dương 981 trước thời hạn, Trung Quốc dường như đã chùn bước ở Biển Đông?

Đã đến lúc Trung Quốc “run chân” ở Biển Đông?
Lo sợ giàn khoan Hải Dương 981 gặp sự cố khi siêu bão Rammasun đổ bộ
Lý do đơn giản và dễ thấy nhất cho việc rút giàn khoan của Trung Quốc là thời tiết xấu. Một ngày trước khi giàn khoan rút đi, thời tiết đã chuyển xấu do ảnh hưởng của siêu bão Rammasun, được dự kiến sẽ đổ bộ vào đảo Hải Nam 3 ngày sau đó (tầm 18/7). Mặc dù nơi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt được dự báo sẽ không nằm trên đường đi của Rammasun, nhưng không ai đảm bảo rằng, cơn bão sẽ không gây thiệt hại gì cho giàn khoan cũng như tàu và người tại nơi đó. Mặc dù Hải Dương 981 được cho là có thể chịu được bão lớn nhưng vẫn là quá mạo hiểm để giữ cho nó và tàu hộ tống ở giữa đại dương trong thời tiết xấu.

Tường tận về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhiều người, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, có những quan niệm sai lầm về chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Tường tận về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc
Việc sửa chữa những quan niệm sai lầm này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những động thái gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt với câu hỏi về việc khi nào các cải cách đặc biệt diễn ra ở Trung Quốc.
Thứ nhất, nhiều người nghĩ rằng, chiến dịch chống tham nhũng đó sẽ kết thúc sớm. Sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố cuộc điều tra chính thức vào nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ Trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, một số nhà bình luận cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố đó sẽ nhanh chóng chấm dứt hoặc ít nhất là trong thời gian tới. Điều suy đoán này là không chính xác. Thực tế, chiến dịch trên sẽ không và cũng không nên dừng lại ở thời điểm bây giờ. Bởi lẽ, một bài viết trên Diễn đàn Nhân dân chỉ ra rằng, có thể có một đợt phản công của một số “con hổ” lớn chống lại lực lượng chống tham nhũng. Điều này sẽ gây nên một bế tắc trong chính trường Trung Quốc. Còn nếu chiến dịch này dừng chân bây giờ, mọi thành tựu từ trước tới nay đều sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi mà cả “ruồi” và “hổ” đều sẽ sớm tái xuất. Thêm vào đó, ông Tập Cận Bình cũng khẳng định, chiến dịch này sẽ vẫn tiếp tục bất chấp điều đó có thể gây ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của ông.

Soi cuộc sống người Tây Tạng trên “mái nhà thế giới“

(Kiến Thức) - Cuộc sống của những người Tây Tạng ở làng Tulwa trên "mái nhà của thế giới" thực sự khiến chúng ta kinh ngạc.

Soi cuộc sống người Tây Tạng trên “mái nhà thế giới“
Nằm gần hồ Puma Yumco, Tây Tạng (Trung Quốc), Tuiwa là ngôi làng nằm cao nhất thế giới với độ cao 5.070 mét. Trong ảnh, một người phụ nữ gùi nước trên lưng đang trên đường trở về nhà.
Nằm gần hồ Puma Yumco, Tây Tạng (Trung Quốc), Tuiwa là ngôi làng nằm cao nhất thế giới với độ cao 5.070 mét. Trong ảnh, một người phụ nữ gùi nước trên lưng đang trên đường trở về nhà.

Tin mới