Nam giới hiếm muộn hãy ăn những món này

Nam giới ở lứa tuổi sinh đẻ, kết hôn đã một năm, không hề áp dụng biện pháp tránh thai nào, trong khi người vợ hoàn toàn bình thường mà không thể thụ thai thì gọi là nam giới vô sinh hay muộn con.

Đây là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng gia tăng, ở nước ta tỷ lệ vô sinh ước chừng 3,14%, trong đó vô sinh trực tiếp từ nam giới chiếm 40,8%.

Trong y học cổ truyền, muộn con nam giới được gọi là chứng Nam tử bất dục, Nam tinh tử thiểu, Nam tử tinh hàn (lãnh tinh) hoặc Tinh thanh bất dục (tinh loãng)...
Theo cổ nhân, chứng bệnh này phần nhiều do tạng thận hư tổn, khí huyết bất túc gây nên, tương ứng với thể loại muộn con cơ năng của y học hiện đại. Y thư cổ Nội Kinh viết: “Thận giả, chủ chiết, bế tàng chi bản, tinh chi sở giã”, ý muốn nói thận tinh, thận khí và tinh dịch có mối quan hệ lẫn nhau rất mật thiết. Bởi vậy, các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh thanh đa phần là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện dưỡng sinh…, người xưa còn sử dụng các món ăn - bài thuốc rất độc đáo có công dụng bổ thận sinh tinh để điều trị hỗ trợ chứng bệnh này.

Nam gioi hiem muon hay an nhung mon nay

Thịt chó hầm tiên linh tỳ cho vị thuốc tốt.


Bài 1: Thịt chó 250g, tiên mao 15g, tiên linh tỳ (dâm dương hoắc) 15g. Thịt chó rửa sạch, thái miếng; tiên mao và tiên linh tỳ sắc kỹ lấy nước rồi cho thịt chó vào hầm thật nhừ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, bổ thận ôn dương, sinh tinh, dùng thích hợp cho nam giới muộn con có biểu hiện suy giảm ham muốn tình dục, tinh lạnh và loãng, lưng gối đau lạnh, mệt mỏi, tiểu đêm nhiều lần…

Bài 2: Thịt hươu 120g, nhục thung dung 30g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Thịt hươu rửa sạch, thái miếng, ướp với nước gừng tươi và gia vị ; nhục thung dung rửa sạch, thái lát. Hai thứ đem hầm nhừ, khi được cho hành và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Công dụng: ích khí huyết, bổ hư lao, bổ thận ích tinh, dùng thích hợp cho nam giới muộn con kèm theo liệt dương, tinh thiểu, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng đau gối mỏi, đại tiện táo kết…

Bài 3: Nhục thung dung 30g, lộc giác giao 5g, thịt dê 100g, gạo tẻ 150g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng; gạo vo sạch; nhục thung dung thái vụn sắc kỹ lấy nước cốt rồi cho thịt dê, lộc giác giao và gạo tẻ vào hầm nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn nóng vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, bổ khí dưỡng huyết, ôn thận trợ dương, sinh tinh, dùng rất tốt cho nam giới muộn con thể trạng suy nhược, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, lưng gối mỏi lạnh, tinh hàn, tinh loãng…

Bài 4: Chim sẻ 5 con, thịt lợn nạc 250g, thỏ ty tử 15g, nhục thung dung 15g. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng; thịt lợn rửa sạch, thái miếng; nhục thung dung thái vụn, đem sắc kỹ với thỏ ty tử rồi bỏ bã lấy nước, cho thịt chim và thịt lợn vào hầm thật nhừ, khi được chế đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: kiện tỳ ích vị, bổ thận tráng dương, bổ ích tinh tủy, dùng thích hợp cho nam giới muộn con kèm theo lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương di tinh…

Bài 5: Tôm nõn 250g, rau hẹ 100g, gia vị vừa đủ. Đem tôm nõn xào trước với dầu thực vật rồi bỏ rau hẹ vào đun thêm một lát là được, cho đủ gia vị dùng làm thức ăn hàng ngày. Công dụng: ôn trung khai vị, bổ thận tráng dương, ích huyết sinh tinh, dùng cho nam giới muộn con, di tinh, liệt dương, tinh dịch lượng ít, tiểu đêm nhiều lần. Sách Bản thảo cương mục còn dùng tôm nõn 500g, tắc kè 1 đôi, tiểu hồi hương 60g, hạt tiêu 60g, tất cả đem sao với 10g muối ăn và 200ml rượu trắng cho thơm rồi tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm để trị chứng muộn con nam giới.

Bài 6: Dương vật trâu hoặc bò 25g, dương khởi thạch 25g, bột hạt dẻ 25g, gạo tẻ 100g. Đem dương khởi thạch sắc kỹ, lấy nước bỏ bã rồi cho dương vật trâu bò đã thái nhỏ, bột hạt dẻ và gạo tẻ vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích vị, bổ thận ích tinh, dùng cho nam giới muộn con kèm theo liệt dương, không xuất tinh được, tinh hàn, tinh loãng…

Bài 7: Nhân sâm 6g, hoàng kỳ 10g, gạo tẻ 50g. Nhân sâm và hoàng kỳ rửa sạch, thái vụn rồi đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, đoạn cho gạo tẻ vào nấu nhừ thành cháo, khi được cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, ích thận sinh tinh, dùng cho nam giới muộn con có biểu hiện khí huyết hư nhược, mệt như mất sức, hay có cảm giác khó thở, sắc mặt nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, suy giảm ham muốn tình dục.

Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày nên trọng dụng các món ăn chế từ những loại thực phẩm như thịt gà trống, chim cút, bồ dục lợn hoặc trâu bò, gan lợn, trứng gà, trứng chim sẻ hoặc chim cút, tinh hoàn các loại động vật, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, sữa tươi, hải sâm, sò huyết, lươn, trạch, sữa ong chúa, mật ong, các loại đậu…Chú ý kiêng các thức ăn có tính lạnh, thuốc lá, rượu…

Loạt tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của nước lá vối

Từ lâu, nước lá vối hay nụ vối đã được biết đến như một loại nước giải khát, giúp cơ thể cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa nó còn có tác dụng phòng và chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh như bệnh ngoài da, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đào thải độc tố,...

Lá vối là cây gì?
Cây vối còn gọi là cây trâm nắp, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Đây là loại cây thân mộc thuộc họ Sim (Myrtaceae), mọc nhiều ở các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây vối phổ biến với hai loại vối nếp và vối tẻ, được trồng hay mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc.

Thay đổi 5 thói quen nhỏ để có lợi ích lớn cho sức khỏe

Để có sức khoẻ rất nhiều người duy trì chế độ ăn kiêng và các bài tập luyện nghiêm ngặt thường xuyên. Nhưng đôi khi chỉ cần những thay đổi nho nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
 

Hãy ăn sáng như một ông vua

Tin mới