Nam thanh niên sốc phản vệ, nguy kịch vì ăn hải sản quý hiếm

Chủ quan với tiền sử dị ứng, một nam thanh niên nguy kịch vì sốc phản vệ sau khi ăn món hải sản quý hiếm sá sùng.

Nam thanh nien soc phan ve, nguy kich vi an hai san quy hiem
Sá sùng vốn là món hải sản quý hiếm, tuy nhiên lại có nguy cơ cao gây sốc phản vệ với người có cơ địa dị ứng.
Khó thở, ngạt mũi sau 30 phút ăn sá sùng
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), được cấp cứu tại BV Đa khoa Medlatec trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định.
Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?
BSCKI Nguyễn Minh Thắng, Phó Khoa Nội, BV Đa khoa Medlatec cho biết: “Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định, như trường hợp bệnh nhân D.".
BS. Thắng khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.
Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý, nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,... hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm - truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.
"Tuyệt đối, không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ", BS. Thắng nhấn mạnh.

Nhìn rất đáng sợ nhưng đây là "mì chính" đắt như vàng ròng

Vào dịp Tết Nguyên đán, sá sùng - loại hải sản được ví như loại 'mì chính nhà giàu' - luôn được mọi người lùng mua, dù giá vô cùng đắt đỏ được ví đắt như vàng ròng vẫn cháy hàng dịp tết.
 

Sá sùng biển là loại đặc sản rất quý hiếm trên thị trường, chỉ có ở vùng Đông Hưng (Trung Quốc) và một vài nơi ở Việt Nam như Vân Đồn hay Quan Lạn (Quảng Ninh).
Sá sùng tươi có hình dáng giống giun đất
 Sá sùng tươi có hình dáng giống giun đất

Hoảng hồn với món đặc sản nổi tiếng từ giun biển

(Kiến Thức) - Giun biển (hay còn gọi là địa sâm, sá sùng,…) vốn là món đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, nếu là người yếu bóng vía thì sẽ rất dễ phát hoảng vì hình thức bên ngoài của chúng.

Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien
Loại đặc sản Quảng Ninh này có da trơn nhẫy, dài thuôn, sờ vào thấy mềm và mát. Con giun biển tươi có độ dài khoảng 5 - 10cm, cá biệt có con dài đến 40cm.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-2
 Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại tròn như một quả bóng, để lộ cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Loài này được khai thác từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-3
Thịt sá sùng có vị ngọt, chứa nhiều dưỡng chất nên được ví như một loại “thần dược” dành cho người ốm.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-4
Chỉ cần 1 bát canh sá sùng tươi nấu cùng lá lốt, người ốm sẽ ngồi dậy đi lại bình thường, còn người khỏe mạnh khi ăn vào sẽ thấy khoan khoái và tràn đầy sinh lực. Đặc biệt, sá sùng được cánh mày râu coi như một loại Viagra tự nhiên. 
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-5

Có nhiều món ăn từ sá sùng nhưng phổ biến hơn cả là sá sùng hầm thuốc bắc, xào đỗ... Sá sùng phơi khô có thể dùng làm ngọt nước phở hoặc nướng lên cũng rất giòn và thơm.

Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-6
Sau khi đánh bắt, sá sùng được rửa sạch cát, lộn ruột và đem đi chế biến, có thể sấy khô hoặc nấu tươi.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-7
Trước đây, người ta dùng sá sùng chủ yếu như một dạng tôm khô dùng trong chế biến các loại nước lèo làm phở, hủ tíu, bún. Một lượng nhỏ sá sùng khô rang lên cho vào túi lọc bỏ trong nồi nước lèo sẽ làm cho nồi nước có hương vị đậm đà.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-8
Ngày nay, sá sùng có trong thực đơn các nhà hàng hải sản, đặc biệt là món nướng. Sá sùng nướng, ăn chấm muối ớt vắt chanh, cũng có thể ướp muối ớt rồi nướng.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-9
Các nhà hàng thường dùng món này để mời khách lai rai cùng bia, giống như mực khô nướng xé nhỏ. Sá sùng vừa giòn, mềm, lại dai dai, có vị béo và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-10
Ngoài ra, cách đơn giản nhất là sá sùng rang. Để làm món này, người ta dùng sá sùng khô rang nhỏ lửa trên bếp, khi đã vàng đều, đầu bếp sẽ cho một chút dầu ăn làm món ăn trở nên vàng óng. Nếu bạn thích ăn giòn thì chỉ rắc thêm chút muối còn nếu bạn muốn ăn rai thì nêm thêm chút mắm, ngoài ra không cần them bất cứ gia vị gì.
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-11
Mùi thơm của món này khiến thực khách không cưỡng lại cùng vị ngọt đậm đà lan trong miệng. 
Hoang hon voi mon dac san noi tieng tu giun bien-Hinh-12
Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn. Ảnh: Internet.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới