Nạn nhân vụ sập hầm thủy điện được bồi thường thế nào?

(Kiến Thức) - 12 nạn nhân sẽ được bồi thường thế nào, họ có bị ảnh hưởng tâm lý gì không, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường, trả chi phí giải cứu?

Liên quan đến vụ tai nạn sập hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo tại Lâm Đồng khiến 12 người bị mắc kẹt, hiện công tác cứu hộ các nạn nhân vẫn đang được các ban ngành khẩn trương tiến hành và đã có nhiều tín hiệu khả quan.
Bên cạnh việc cầu mong cho các nạn nhân được giải cứu an toàn, nhiều người cũng băn khoăn trong vụ tai nạn lao động này, 12 nạn nhân sẽ được bồi thường như thế nào, họ có bị ảnh hưởng tâm lý gì không, ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?
Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Văn phòng Luật sư Đức Thịnh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Dân sự hiện hành, việc bồi thường cho các nạn nhân được xét trên các trường hơp.
Các lực lượng cứu hộ làm việc suốt ngày đêm không ngơi nghỉ để sớm tiếp cận và giải cứu các nạn nhân.
 Các lực lượng cứu hộ làm việc suốt ngày đêm không ngơi nghỉ để sớm tiếp cận và giải cứu các nạn nhân. 
Trong trường hợp tất cả các nạn nhân được giải cứu an toàn, đảm bảo tính mạng, thì thứ nhất, thời gian họ bị mắc kẹt trong hầm, không làm việc, chủ sở hữu lao động vẫn phải chi trả lương bình thường cho họ. Sau đó, các nạn nhân phải được đưa đi khám xét tổng thể về sức khỏe, nếu có vấn đề về sức khỏe, họ phải được điều trị kịp thời. Đồng thời, họ cũng được nghỉ ngơi một thời gian nhất định để ổn định lại tinh thần, thể chất sau nhiều ngày mắc kẹt trong hầm tối. Thời gian nghỉ ngơi này, dù không làm việc nhưng họ vẫn được hưởng lương, chế độ như bình thường. Mọi chi phí khám chữa bệnh, chủ sở hữu lao động phải chịu hết.
Trong trường hợp – điều này không ai mong muốn tuy nhiên theo luật thì vẫn phải liệt kê từng trường hợp – có nạn nhân nào đó bị thương tích, nguy kịch đến tính mạng, thì mọi chi phí điều trị của nạn nhân, chủ đầu tư phải lo liệu. Thời gian họ nghỉ để dưỡng thương, điều trị, chủ đầu tư vẫn phải trả lương bình thường.
Còn trong trường hợp xấu nhất là có người mất mạng trong vụ sập hầm, thì chủ sở hữu lao động phải lo tổ chức, chi trả cho việc ma chay, mai táng. Bên cạnh đó, nếu nạn nhân có con cái, bố mẹ già đã qua tuổi lao động, chủ sở hữu lao động còn phải cấp tiền hàng tháng nuôi con cái họ cho đến khi đủ 18 tuổi, và cấp dưỡng cho bố mẹ già nạn nhân.
Còn về chi phí giải cứu các nạn nhân, cần xác định nguyên nhân vụ sập công trình hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo là do đâu. Nếu do chủ đầu tư công trình thi công ẩu, kể cả do nền đất yếu như một số báo đưa tin ban đầu về nguyên nhân sập hầm thì cũng là do chủ đầu tư không khảo sát kỹ địa chất khu vực trước khi thi công, chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí giải cứu các nạn nhân. Còn Chính phủ, các cơ quan ban ngành, lực lượng chức năng hỗ trợ, ủng hộ đến đâu thì hay đến đó. 
Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn phải chịu các hình thức xử phạt khác như xử phạt hành chính bằng tiền, ngừng cấp phép hoạt động, thậm chí thay đổi chủ đầu tư cho công trình trên.
Nói về những ảnh hưởng, sang chấn tâm lý của các nạn nhân khi bị mắc kẹt trong hầm tối nhiều ngày, chuyên gia tâm lý Bùi Nhài, Trung tâm tư vấn Thành Đạt (Hà Nội) cho rằng, những nạn nhân được đưa ra ngoài rất cần được đi khám bác sĩ tâm lý để ổn định tinh thần, tránh được các sang chấn tâm lý về sau. Bởi việc chịu đựng, trải nghiệm thảm họa trên trong một khoảng thời gian hàng chục, hàng trăm tiếng đồng hồ như vậy rất dễ gây ra các rối loạn về tinh thần, tâm lý, lo âu, sợ hãi... Bên cạnh đó, việc ở trong hầm tối, không phân biệt được ngày đêm, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân tối thiểu trong nhiều ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các nạn nhân. Có những người vì lo âu, sợ hãi quá mà mất ngủ trong suốt nhiều ngày đêm, ảnh hưởng đến hoạt động của não, dẫm đến không tỉnh táo và không kiểm soát được các hành động của mình.
Vì thế, nếu lực lượng cứu hộ đã có thể liên lạc được với các nạn nhân qua đường ống truyền thức ăn, ống cứu sinh rồi thì nên thường xuyên động viên họ, cung cấp những tin tức tốt lành về việc giải cứu để họ an tâm hơn. Tốt hơn nữa là nên cho người thân của các nạn nhân trò chuyện với họ, nếu cần thiết thì có thể cho các bác sĩ tâm lý động viên, tư vấn thêm.
Khi được đưa ra ngoài, những nạn nhân này cần được đi khám sức khỏe và khám tâm sinh lý ngay. Sau này, họ cũng cần được theo dõi, tư vấn tâm lý định kỳ để ổn định tinh thần, để không còn những ám ảnh do vụ tai nạn gây ra nữa.

Làm thế nào để sống sót khi sập hầm?

(Kiến Thức) - Khi gặp tai nạn sập hầm, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh để duy trì sự sống còn cho đến lúc được giải cứu.

Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?  
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.  
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.  
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày.
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày. 
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất.
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất. 
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức.
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức. 
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm.
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm. 
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài.
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài. 
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.

Hiện trường vụ sập hầm thủy điện khiến 12 người mắc kẹt

(Kiến Thức) - Sau hơn 13 giờ sập hầm, mặc dù huy động tối đa máy móc, song việc cứu hộ không được thuận lợi, 12 nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.

Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m.
Phía đơn vị thi công là Công ty CP Sông Đà 505 cho biết, có khoảng 32 người tham gia thi công trong đường hầm dẫn nước (tuyến năng lượng), thì bất ngờ hầm bị sập, 20 người chạy ra phía miệng hầm thoát nạn. Hiện 12 người đang bị “cô lập” phía trong đường hầm, cách miệng hầm khoảng 600m. 
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ngay sau đó, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã phối hợp cùng nhiều lực lượng để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Tin mới