NASA cho Nhà Trắng mượn đá Mặt Trăng 3,9 tỷ năm tuổi

Các phi hành gia đã thu thập khối đá 3,9 tỷ năm tuổi từ Mặt Trăng vào năm 1972.

Theo yêu cầu của chính quyền mới, khối đá Mặt Trăng 3,9 tỷ năm tuổi đã được trưng bày trong Phòng Bầu dục vào Ngày nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Joe Biden. Khối đá này được NASA gửi đến Nhà Trắng từ Phòng Thí nghiệm Mẫu vật Mặt Trăng tại Trung tâm Không gian Johnson, Houston.
Theo thông tin trên trang web của NASA, việc cho Nhà Trắng mượn đá Mặt Trăng tượng trưng cho “sự công nhận những tham vọng và thành tựu của thế hệ trước, đồng thời ủng hộ con đường chinh phục Mặt Trăng cũng như Hỏa Tinh của Mỹ hiện nay”.
Đá Mặt Trăng 76015,143 được đặt trong một hộp kính bảo vệ, đi kèm tấm bảng chú thích lịch sử của nó. Đây là hòn đá được thu thập từ sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng cuối cùng vào năm 1972 - Apollo 17.
NASA cho Nha Trang muon da Mat Trang 3,9 ty nam tuoi
 
“Phi hành gia Ronald Evans, Harrison Schmitt và Eugene Cernan, những người cuối cùng đặt chân lên Mặt Trăng, đã lấy hòn đá này từ một tảng đá lớn tại căn cứ Bắc Massif, nằm trong thung lũng Taurus-Littrow, cách module tàu hạ cánh khoảng 2 km”, NASA thông báo trên trang web của tổ chức.
Hòn đá nặng 332 gram, có niên đại 3,9 tỷ năm tuổi và được hình thành từ sự kiện va chạm có đường kính lên tới 1.145 km - Imbrium Impact Basin.
Tuy nhiên, ông Biden không phải người đầu tiên yêu cầu đá Mặt Trăng trưng bày trong Phòng Bầu dục. Vào lễ kỷ niệm 30 năm ngày người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, các thành viên tham gia sứ mệnh Apollo 11 là Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đã đến thăm Tổng thống lúc bấy giờ là Bill Clinton và đại diện NASA cho Nhà Trắng mượn đá Mặt Trăng 10057,30.

Cực sốc sự cố suýt cản trở sứ mệnh lên Mặt Trăng của Apollo 11

(Kiến Thức) - Vào ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 rời Trái đất cùng với những nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Trước khi sứ mệnh lên Mặt trăng thực hiện thành công, một số sự cố xảy ra khiến dư luận lo lắng.

Cuc soc su co suyt can tro su menh len Mat Trang cua Apollo 11
Ngày 16/7/1969 đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại khi tàu vũ trụ Apollo 11 rời Trái đất thực hiện sứ mệnh lên Mặt Trăng.  

Vì sao Liên Xô bại trước Mỹ khi chinh phục Mặt trăng?

(Kiến Thức) - Vào ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng. Phi hành gia Neil Armstrong cắm lá cờ Mỹ lên bề mặt Mặt Trăng và bước đi những bước đầu tiên. Với bước tiến lịch sử này, Mỹ đánh bại Liên Xô trong cuộc chinh phục Mặt trăng.

Vi sao Lien Xo bai truoc My khi chinh phuc Mat trang?
 Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với việc đối đầu căng thẳng trên nhiều lĩnh vực. Trong số này đáng chú ý là cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng.

Có thật là tàu vũ trụ Apollo 11 của NASA đã đưa người lên Mặt Trăng?

Cuộc đổ bộ lần đầu tiên lên Mặt Trăng mang tính biểu tượng của NASA đã diễn ra hơn 50 năm trước, nhưng thành tựu đáng kinh ngạc này vẫn gây ra không ít tranh cãi.

Vào ngày 21/7/1969, Neil Armstrong trở thành người đàn ông đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, tham gia cùng ông còn có Buzz Aldrin. Họ đã ra khỏi con tàu chỉ 22 phút sau khi chiếc Apollo 11 của NASA hoàn thành nhiệm vụ đáp xuống Mặt Trăng an toàn. Armstrong đã làm nên lịch sử khi cắm lá cờ Hoa Kỳ lên bề mặt của Mặt Trăng và bước đi những bước đầu tiên như một bài diễn văn nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự kiện này chỉ là một âm mưu, NASA đã dàn dựng cảnh này trong một xưởng phim và cố tình tạo các cảnh quay giả để thúc đẩy tinh thần nhân dân Mỹ trong giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?
 Buzz Aldrin trên Mặt Trăng.
Chuyên gia điện ảnh Howard Berry cuối cùng đã đưa ra câu trả lời cho những tin đồn. Viết cho Quartz, ông giải thích: Một số người có thể cho rằng những chuyển động chậm trong đoạn phim tạo cảm giác dường như họ đang ở trong một môi trường trọng lực thấp. Đoạn phim đã làm chậm những chuyển động hơn so với bình thường, có thể là mức độ chậm chỉ tính bằng % của giây, tuy nhiên không phải chúng ta không thể xác định được.
Trên thực tế, nhiều người đánh giá đoạn phim này được quay chậm quá mức. Khi nhiều nhà phân tích kỹ thuật làm cho nó chạy ở tốc độ khung hình bình thường, những chuyển động vẫn bị phát chậm hơn. Khi bạn muốn tạo ra một đoạn phim quay chậm mà vẫn hiển thị những thông số tốc độ bình thường, khi đó bạn có nhiều hơn 1 việc để làm. Bạn cần biết cách để lưu các hình ảnh, đồng thời tạo ra các khung hình mới phù hợp với độ chậm của chuyển động.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?-Hinh-2
Hình ảnh so sánh chứng minh sự kiện của NASA được dàn dựng.
Tại thời điểm đoạn phim xuất hiện, các máy quay phim ghi đĩa có khả năng lưu trữ cảnh quay chuyển động trong khoảng 30 giây và phát ra lâu nhất trong 90 giây nếu làm chậm. Để ghi lại 143 phút những chuyển động chậm, bạn cần phải ghi lại và lưu trữ 47 phút hành động trực tiếp, điều này về mặt lý thuyết là có thể.
Ông Berry, người được biết đến với vai trò là biên tập viên và nhà sản xuất chương trình Kick-Ass vào năm 2010, cũng đã giải thích lý do tại sao việc ghi hình trong một studio cũng có vẻ không khả thi. Một cuộn phim 35mm ở tốc độ 24 khung hình/phút, kéo dài tối đa 11 phút và dài 1.000 feet. Nếu áp dụng điều này cho 12 khung hình mỗi phút và chạy trong 143 phút, thì sẽ cần sáu cuộn rưỡi.
Co that la tau vu tru Apollo 11 cua NASA da dua nguoi len Mat Trang?-Hinh-3
Phi hành đoàn đáp xuống Trái Đất.
Sau đó, những thứ này sẽ cần phải được ghép lại với nhau, nối các mối nối, chuyển âm bản và in ấn. Trong quá trình thực hiện, các hạt bụi, lông hoặc vết trầy xước ngay lập tức sẽ khiến trò chơi này kết thúc. Nếu ta không tìm thấy có bất kì một lỗi nào trong những yếu tố trên trong đoạn phim, điều đó có nghĩa là nó đã được quay trực tiếp.
Mặc dù những bằng chứng mà ông đưa ra có phần áp đảo, tuy nhiên những lời đồn của về đoạn phim giả mạo vẫn không hề được dập tắt. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau đã chỉ ra rằng từ 6% đến 20% người Mỹ, 25% người Anh và 28% người Nga được khảo sát tin rằng cuộc đổ bộ của phi hành đoàn đã bị làm giả.

Mời quý độc giả xem video: Phi hành gia Mỹ hồi tưởng lại phi vụ đáp xuống Mặt trăng.


Tin mới