NASA không còn sản xuất tàu con thoi để khám phá không gian?

Nói một cách đơn giàn thì những gì mà tàu con thoi làm được thì ngày nay chúng ta đã có thể sản xuất ra nhưng thiết bị có thể thay thế nó nhưng với chi phí rẻ hơn.

NASA không còn sản xuất tàu con thoi để khám phá không gian?
Tàu con thoi chúng ta nói ở đây chính là tàu vũ trụ chở hàng có người lái ở quỹ đạo Trái Đất thấp, có thể tái sử dụng, bao gồm STS của NASA. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2011, Atlantis đã thành công quay trở lại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida sau khi thực hiện thành công sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng của NASA (STS-135), phục vụ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 30 năm. Nó từng viết nên một chương huy hoàng không thể nào quên cho công cuộc khám phá không gian của nhân loại, nhưng ở thời điểm hiện tại, những điều đó đã bị xếp vào lịch sử.
Vậy tại sao kỷ nguyên của tàu con thoi lại kết thúc?
NASA khong con san xuat tau con thoi de kham pha khong gian?
Các tàu con thoi đã được rút khỏi các hoạt động sau khi kết thúc chuyến bay cuối cùng của Atlantis vào năm 2011.
1. Chi phí quá cao
Vào giữa thế kỷ trước, chương trình Apollo đã đạt được những thành công rực rỡ, nhưng tên lửa khổng lồ Saturn V (có mức giá lên tới 180 triệu USD) dùng để đáp xuống Mặt Trăng thì không thể tái sử dụng. Vì vậy Hoa Kỳ bắt đầu phát triển một loại tàu vũ trụ có thể tái sử dụng, nhằm cung cấp một loại phương tiện chi phí thấp để đưa con người và hàng hóa lên quỹ đạo của Trái Đất.
Và thế là dự án tàu con thoi được ra đời. Tuy nhiên mọi thứ lại diễn ra hoàn toàn nằm ngoài tính toán ban đầu của các nhà khoa học. Chi phí trung bình cho mỗi lần phóng tàu con thoi là 450 đến 800 triệu USD. Chi phí của lần phóng cuối cùng vào năm 2011 là 1,5 tỷ USD và toàn bộ dự án đã tiêu tốn hoàng gần 30 tỷ USD, nhiều hơn rất nhiều so với những ước tính ban đầu. Những chi phí cơ bản bao gồm:
Hai tàu con thoi, một phóng và một ở chế độ chờ;
Hộp đựng nhiên liệu dùng một lần,trị giá 78 triệu USD mỗi chiếc;
Phí nạp bình nhiên liệu, 1,4 triệu USD mỗi lần;
Tên lửa đẩy rắn được tân trang lại hoàn toàn với giá 46 triệu USD một cặp;
Bảo trì, 200 triệu USD mỗi chuyến bay;
Chi phí lắp ráp VAB, vận chuyển đến bệ phóng, lắp đặt trọng tải, bảo trì chờ phóng, chi phí lao động,...
Tổng chi phí để gửi 1 kg hàng hóa lên quỹ đạo Trái Đất sẽ rơi vào khoảng 54.000 USD. Theo đó việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều khi sử dụng tên lửa truyền thống (với chưa đến 3.000 USD cho mỗi kg).
NASA khong con san xuat tau con thoi de kham pha khong gian?-Hinh-2
Tiền đề chính của ước tính chi phí thấp khi dự án tàu con thoi được thành lập là tàu vũ trụ có thể bay trở lại Trái Đất để giảm thiểu các chi phí như phát triển, sản xuất, bảo trì,...
Từ hoạt động thực tế sau đó, thời gian quay vòng nhanh nhất trong lịch sử của chương trình tàu con thoi là 54 ngày. Sau thảm họa Challenger, thời gian quay vòng nhanh nhất của tàu con thoi là 88 ngày, gần gấp 10 lần so với những ước tính ban đầu.
Thời gian quay vòng lâu hơn có nghĩa là ít chuyến bay được phóng đi hơn (kế hoạch ban đầu là 100 lần cho mỗi tàu con thoi, nhưng trên thực tế, ba chiếc tàu con thoi chỉ thực hiện được từ 25 đến 39 chuyến bay). Bởi vậy tàu con thoi không bao giờ thực hiện được lời hứa về khả năng tiếp cận không gian với chi phí thấp.
2. Vấn đề an toàn
Trên thực tế, trong lịch sử từng có hai vụ tai nạn tàu con thoi, ngoài việc chúng ta bị mất 2 tàu con thoi đó thì nó còn cướp đi sinh mạng của 14 phi hành gia. Mặc dù tỷ lệ phóng thất bại của tàu con thoi cũng chỉ tương tự như tỷ lệ hỏng hóc của các phương tiện phóng khác, nhưng rủi ro này lại mang lại thiệt hại quá lớn về kinh tế. Bởi vậy điều này lại một lần nữa khiến cho công chúng mất hết niềm tin đối với tàu con thoi.
NASA khong con san xuat tau con thoi de kham pha khong gian?-Hinh-3
Lý do hủy bỏ chương trình là chi phí cao cho các nhiệm vụ và hai thảm kịch đã giết chết 14 phi hành gia: vụ nổ của Challenger khi phóng vào ngày 28 tháng 1 năm 1986 và thảm họa với Columbia, đã tan rã khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2003.

Bí ẩn người phụ nữ tìm thấy móng vuốt “khủng long” ở vườn

Các chuyên gia đã vô cùng bối rối sau khi một người phụ nữ tìm thấy thứ trông giống như móng vuốt của khủng long trong khu vườn nhà.

Bí ẩn người phụ nữ tìm thấy móng vuốt “khủng long” ở vườn

Ngày 31/3, Daily Express đưa tin, Laura Moorcroft, 36 tuổi ở Buckley, Flintshire, Wales, Vương Quốc Anh đã tìm thấy "móng vuốt giống thằn lằn có vảy" sau khi đi dạo về nhà và để ý thấy nó ở khu vườn phía trước của họ.

Người dân địa phương đoán đó là từ một loài chim hoặc gia cầm trong khi những người khác cho rằng đó có thể là một loài bò sát nào đó như cá sấu hoặc rùa. Nhưng Laura tin rằng đó là "từ một con khủng long".

Ngựa vằn may mắn thoát chết trước hàm cá sấu

Dù bị con cá sấu cắn chặt vào chân, nhưng với những nỗ lực không biết mệt mỏi cộng thêm chút may mắn, chú ngựa vằn trong clip dưới đây đã có màn thoát chết đầy ngoạn mục.

Ngựa vằn may mắn thoát chết trước hàm cá sấu

Cá sấu bắt ngựa vằn.

Trong thiên nhiên hoang dã, cá sấu là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất thế giới. Bởi vì, khi con mồi đã rơi vài hàm răng sắc nhọn của chúng rất ít khi có thể thoát khỏi cái chết.

Thế nhưng, chú ngựa vằn trong clip dưới đây đã tạo ra màn “tẩu thoát” vô cùng ngoạn mục khi bị con cá sấu cắn vào chân. Trước đó, nó bị con cá sấu tóm gọn khi đang cùng các đồng loại khác uống nước.

Theo ý kiến của nhiều người, việc chú ngựa vằn có thể thoát chết đầy may mắn là nhờ vào mực nước hồ lúc đó không đủ sâu khiến con cá sấu không thể dìm chết con mồi. Đồng thời, những nỗ lực không biết mệt mỏi của con ngựa vằn cũng là nguyên nhân giúp nó thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của cây cổ thụ khổng lồ nhất trái đất

Về mặt thể tích, Tướng Sherman chính là cây đơn thân lớn nhất quả đất hiện nay. Nó có thể chứa được đến mười con cá voi xanh - loài động vật lớn nhất còn tồn tại trên thế giới, mà mỗi cá thể trưởng thành nặng tới 180 tấn.

Choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của cây cổ thụ khổng lồ nhất trái đất
Choang ngop truoc su ky vi cua cay co thu khong lo nhat trai dat
Nằm trong Khu rừng Khổng lồ của Vườn quốc gia Sequoia ở bang California, Mỹ, cây cự sam (Sequoiadendron giganteum) mang tên Tướng Sherman (General Sherman) là một cây cổ thụ được cả thế giới biết đến nhờ tầm vóc đáng kinh ngạc của mình. Ảnh: Public Policy Institute of California.
Choang ngop truoc su ky vi cua cay co thu khong lo nhat trai dat-Hinh-2
Theo đo đạc, Tướng Sherman có chiều cao 83,8 mét - tương đương tòa nhà 20 tầng, đường kính 7,7 mét, ước tính thể tích thân cây đạt 1.500 mét khối. Ảnh: Outdoor Project.

Tin mới