Nên hay không có tình huống “sờ vùng kín” trong sách kỹ năng?

Chuyên gia giáo dục đã bình luận về nội dung cuốn sách Bài tập thực hành Kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 đưa ra tình huống “sờ vùng kín”.

Nên hay không có tình huống “sờ vùng kín” trong sách kỹ năng?
Những ngày qua, nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong cuốn “Thực hành kỹ năng sống” đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.
"Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?

Nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 gây xôn xao dư luận. 

Đây là tình huống trong cuốn sách Bài tập thực hành kỹ năng sống do Lưu Thu Thủy (chủ biên) và Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi đồng tác giả biên soạn; Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm ấn hành.
Ngoài tình huống số 2 này, trong sách có bài bài tập ứng xử cần thiết khi học sinh cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm hay xâm hại tình dục.
Tuy vậy, tình huống "sờ vào vùng kín" đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi gay gắt.
Chị Thu Anh, một phụ huynh ở Hà Nội cho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ em là điều cần thiết nhưng phải có cách truyền đạt khéo léo không để học sinh tò mò, thực hành và sẽ phản tác dụng giáo dục.
Việc miêu tả tình huống 2 bạn nam “sờ vùng kín” của nhau quá thô và khiến học sinh tò mò làm theo và coi đó như một trò chơi.
Trong khi đó, một phụ huynh khác lại cho rằng học sinh nên cần được biết và hướng dẫn cách phòng chống về những tình huống cụ thể để không bị kẻ xấu lợi dụng.
“Hiện nay, nhiều người đang có tâm lý lảng tránh và không dạy các con đối mặt với các tình huống thực tế sẽ không có lợi cho học sinh”, phụ huynh này nêu quan điểm.
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?-Hinh-2
 TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa ra các tình huống cụ thể khi giáo dục giới tính cho trẻ.
Trong khi đó, TS Vũ Thu Hương, khoa Sư phạm tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa tất cả những tình huống về giới tính ra mổ xẻ.
Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm giáo dục giới tính cho trẻ, TS Hương cho rằng các tình huống của giáo dục giới tính đều vô cùng nhạy cảm.
Việc đề cập đến những tình huống cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tác dụng ngược khi con trẻ cảm thấy tình huống đó thú vị và chúng chưa nghĩ đến bao giờ. Các con có thể sẽ tò mò làm theo.
“ Không thể nào liệt kê hết tất cả các tình huống để dạy trẻ cách ứng xử. Vì trong cuộc sống, các tình huống muôn hình vạn trạng, không bao giờ giống nhau tuyệt đối.
Và việc liệt kê quá nhiều, bắt trẻ nhớ quá nhiều các tình huống sẽ có thể khiến trẻ quá tải và quên mất bài học khi cần ứng dụng”, vị chuyên gia giáo dục phân tích thêm.
Bên cạnh đó, nếu giáo viên phải lựa chọn tình huống, chắc chắn sẽ rất khó khăn để chọn tình huống nào là cần dạy, tình huống nào có thể bỏ.
Vì thế, khi dạy về giáo dục giới tính thì cách dạy theo tình huống là không phù hợp. Với giáo dục giới tính, giáo viên nên dạy trẻ nguyên tắc để tự ứng dụng một cách sáng tạo trong các tình huống cụ thể.
TS Hương cũng lấy ví dụ khi dạy giáo dục giới tính cho trẻ, có thể đưa ra “quy tắc đồ lót” nhưng vẫn đạt được mục tiêu.
“Quy tắc đó được giải thích là phần cơ thể phía bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm với bất kể ai ngoài con. Ai động vào khu vực đó khi con chưa đồng ý cũng là sai và xấu. Người nào không có lý do chính đáng mà thuyết phục con cho động chạm vào thì cũng xấu. Chỉ khi con có bệnh tật cần đi khám bác sĩ, bác sĩ thuyết phục con và có bố mẹ con chứng kiến thì lúc đó bác sĩ mới được phép động vào”, TS Hương phân tích ví dụ.
Với cách học như vậy, trẻ sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống. Biết nên làm gì và nên tránh xa ai.
Nen hay khong co tinh huong “so vung kin” trong sach ky nang?-Hinh-3

Bìa cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống" cho học sinh lớp 4 có tình huống "sờ vùng kín" 

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin phản ánh về cuốn sách có tình huống "sờ vùng kín", ông đã trực tiếp kiểm tra vụ việc.
NXB Đại học Sư phạm cho biết, theo một nguồn thống kê có 95% dư luận phụ huynh cho rằng cách viết của sách không vấn đề gì.
Vị lãnh đạo NXB Đại học Sư phạm cho biết sẽ thông tin chi tiết về sự việc trong thời gian tới.

Giật mình hình minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1

Một số hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được độc giả phản ánh minh họa chưa xác thực, điều đó có thể khiến trẻ em hiểu lầm tai hại.

Giật mình hình minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1
Độc giả Phan Văn Song phản ánh về hình minh họa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của NXB Giáo dục có nhiều chỗ chưa đúng với thực tế cuộc sống, nếu không có sửa chữa có thể ảnh hưởng tới sự nhận biết của học sinh.

Chưa học chữ, bé trai 3 tuổi biết đọc viết rành rọt gây sốc

(Kiến Thức) - Bé trai 3 tuổi biết đọc, viết tin nhắn trên điện thoại rành mạch như học sinh tiểu học dù chưa từng được học chữ khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.

Chưa học chữ, bé trai 3 tuổi biết đọc viết rành rọt gây sốc

Bé trai 3 tuổi biết đọc, viết dù chưa từng học chữ là cháu Nguyễn Gia Thiên Ân (sinh ngày 15/12/2011), con trai của vợ chồng anh Nguyễn Gia Phước (36 tuổi) và chị Phan Thị Huyền (33 tuổi, cùng quê huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).

18 tháng đã có “biểu hiện lạ”!

Vợ chồng anh Phước nhiều năm qua từ vùng quê Bến Tre lên đất Đồng Nai thuê mặt bằng ven quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai để mua, bán cây kiểng. Cuối năm 2011, chị Huyền sinh đứa con trai đầu lòng khi thai kỳ vừa tròn 40 tuần tuổi.
Chua hoc chu, be trai 3 tuoi biet doc viet ranh rot gay soc
Bé Nguyễn Gia Thiên Ân đến cuối năm 2015 mới tròn 4 tuổi nhưng bé đã biết đọc chữ vanh vách, nhớ hàng chục số điện thoại người thân.

“Lúc mang thai, vợ tôi đau yếu luôn và nhiều lần có nguy cơ xẩy thai. Đến khi thằng bé chào đời nặng chỉ gần 3kg nhưng cả gia đình ai cũng vui mừng khi thấy bé quá kháu khỉnh và tôi đã đặt tên con là Thiên Ân với ý nghĩa con ra đời nhờ ân của trời đất”, anh Phước kể lại.

Theo vợ chồng anh Phước thì bé Ân lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác. Khoảng thời gian cháu được 18 tháng tuổi thì gia đình anh phát hiện bé đã phát âm rành mạch. Khi đó, trong lúc vô tình chị Huyền đưa tờ báo cho con chơi nhưng đưa ngược thì bé Thiên Ân đã quay đúng chiều trở lại khiến người mẹ giật mình.

“Ban đầu tôi cứ ngỡ chỉ là vô tình nhưng nhiều lần thử lại thì con tôi sau khi nhìn tờ báo bị ngược đã lật trở lại”, chị Huyền kể.

Sau thời gian đó, vợ chồng chị Huyền càng phát hiện thêm nhiều chuyện bất ngờ của con trai mình như bé đọc chữ rành mạch, nhớ hơn 20 số điện thoại của bà con 2 bên nội ngoại, viết tin nhắn trên điện thoại di động…

Đọc báo cho bà nội nghe, nhắn tin gọi ba về

Trưa ngày 7/9, PV Kiến Thức có mặt tại nhà vợ chồng chị Huyền và đúng lúc chị Huyền vừa rước bé Thiên Ân từ nhà trẻ về nhà.

Clip: Cháu Thiên Ân đọc chữ rành mạch:

“Vợ chồng tôi mới cho bé đi trường mầm non từ đầu tháng 9 đến nay chỉ vài ngày. Các cô ở trường nói trường hợp của bé khá lạ kỳ vì với khả năng đọc chữ thành thạo như thế chẳng khác các bé ở trường tiểu học và khuyên tôi nên tư vấn các nhà chuyên môn để có hướng thích nghi cho quá trình phát triển của bé”, chị Huyền chia sẻ.

Khi chị Huyền đưa cho chúng tôi xem tờ khai sinh của bé, tôi chuyển cho bé Thiên Ân và bé đọc rành mạch họ tên, ngày tháng, năm sinh, quê quán của mình cũng như họ tên cha mẹ.

Để thử “tài” của bé trai này, PV đưa tiếp một sấp giấy A4 chi chít chữ từ một thông cáo báo chí và thật không ngờ bé đọc, phát âm rõ ràng một cách thành thạo. Thậm chí những ký tự chưa dành cho trẻ tiểu học như “%”, con số hàng nghìn tỷ…cháu Ân vẫn đọc một cách rành mạch.

“Nói không ai tin chứ thằng cháu nội này mới hơn 3 tuổi mà đã nhiều lần đọc tin tức trên báo cho tôi nghe rồi đó”, mẹ chồng chị Huyền phấn khích nói.

Theo chị Huyền thì mặc dù chưa biết cầm bút viết chữ nhưng Thiên Ân đã nhận được mặt chữ và bé đã biết nhắn tin trên điện thoại di động khi nghe người khác đọc nội dung.

“Nhiều lần ba cháu đi chơi với bạn bè, tôi đọc với nội dung gọi ba về và cháu đã viết đúng nhưng gì mẹ nói để gởi đến điện thoại của ba mình”, chị Huyền cho biết.

Thực tế đúng như những gì chị Huyền nói, theo quan sát của PV, khi cầm chiếc điện thoại di động trên tay, bé Thiên Ân đã thao tác nhắn số nhận và soạn tin nhắn một cách thuần thục trong sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến.

Trung uý CSGT bị đâm trọng thương khi xử lý vi phạm

(Kiến Thức) - Một trung úy CSGT bị đâm trọng thương khi dừng xe vi phạm và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Công an quận Bình Tân, TP HCM đang truy tìm thủ phạm. 

Trung uý CSGT bị đâm trọng thương khi xử lý vi phạm

Chiều 8/9, đại diện Công an quận Bình Tân, TP HCM xác nhận trung úy CSGT bị đâm trọng thương khi đang làm nhiệm vụ là anh Phan Minh Khôi, 31 tuổi, công tác tại Đội CSGT Công an quận Bình Tân. Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì bị vết đâm thấu ngực gây tràn máu màng phổi trái. Đã được phẫu thuật nên sức khỏe trung úy Khôi đã ổn, không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Trung uy CSGT bi dam trong thuong khi xu ly vi pham
 Trung uý CSGT đang điều trị tại BV Chợ Rẫy, TP HCM vì bị đối tượng vi phạm dùng dao đâm trọng thương.

Công an quận Bình Tân đã lập hồ sơ vụ án và đang ráo riết truy tìm hung thủ dùng dao đâm Trung úy Khôi.

Tin mới