Nếu bị kỷ luật, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng?

Nếu thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tiêu cực cấp tỉnh có vi phạm chắc chắn sẽ bị thay đổi theo quy định của Đảng.

Nếu bị kỷ luật, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương còn là Trưởng ban phòng, chống tham nhũng?
Tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiêu cực do Ban Nội chính Trung ương tổ chức chiều 17/8, trả lời về việc Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận sai phạm đến mức phải xem xét kỷ luật nhưng hiện đang làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh này, ông Nguyễn Thái Học - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Tổng Bí thư đã nhiều lần nói phải lựa chọn những đồng chí thực sự tiêu biểu, gương mẫu, có tình thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tham gia Ban chỉ đạo.
“Đây là tiêu chuẩn phải là số 1. Không phải vì cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn về sự gương mẫu, liêm khiết”, ông Học nói.
Neu bi ky luat, Bi thu Tinh uy Hai Duong con la Truong ban phong, chong tham nhung?

Ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương. 

Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đối với những cán bộ tham gia vào Ban Chỉ đạo mà bây giờ mới phát hiện sai phạm thì tinh thần là phải xử lý, sai tới đâu xử lý tới đó, sau khi xử lý thì chắc chắn là phải đưa ra khỏi Ban Chỉ đạo.
“Tinh thần là sai tới đâu xử lý tới đó. Ban Chỉ đạo cũng nói phát hiện từ sớm, cảnh tỉnh từ xa, còn đã đưa vào Ban Chỉ đạo mà xử lý thì không tốt, không nên. Nhưng bây giờ phải chấp nhận thôi vì tiêu chí xem xét, giới thiệu, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cao như thế là phải qua một quá trình. Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng những đồng chí giữ cương vị lãnh đạo như thế là đã được xác định phẩm chất đạo đức tốt, hội đủ tiêu chuẩn để giới thiệu, bổ nhiệm, bầu cử vào vị trí như thế. Đến giờ mới phát hiện có vi phạm thì sẽ xem xét xử lý nghiêm”, ông Học cho biết.
Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, quy định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh được nghiên cứu đánh giá rất kỹ, rút kinh nghiệm từ 2 thời kỳ và được lấy ý kiến Trung ương, được Trung ương thông qua để phát huy tác dụng.
“Trường hợp này, trường hợp kia có lỗi phải xem xét, và các đồng chí địa phương tham gia Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh nếu sai phạm thì chắc chắn không được xem xét bố trí. Ban chỉ đạo cấp tỉnh mới triển khai bước đầu nên Ban Chỉ đạo Trung ương đang yêu càu rà soát, đánh giá triển khai bước đầu. Nếu thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh có vi phạm chắc chắn sẽ bị thay đổi theo quy định của Đảng để bảo bảo quy định của Đảng sẽ được thực thi nghiêm túc, đúng đắn”, ông Yên nói.
Tại kỳ họp thứ 18, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
UBKT Trung ương ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hải Dương trong công tác phòng, chống dịch, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc; thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống dịch, nhất là việc chỉ đạo ký hợp đồng, tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á độc quyền bán bộ kít xét nghiệm và tham gia thực hiện xét nghiệm trái quy định; mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, cung ứng thuốc; chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch; cải tạo, sửa chữa các cơ sở y tế; một số cán bộ tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
UBKT Trung ương cho rằng, trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương và các ông: Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Nguyễn Dương Thái, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh; Lương Văn Cầu, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh; Phạm Mạnh Cường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế; Nguyễn Trọng Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài chính.
“Vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, nguồn lực của xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật” UBKT Trung ương nêu rõ và yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; chỉ đạo kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
Ngày 15/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã có Quyết định số 500-QĐ/TU thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương gồm 15 thành viên. Ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Vũ Tiến Phụng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Vũ Hồng Hiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Bùi Quang Bình, Giám đốc Công an tỉnh. Ông Vũ Tiến Phụng làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo. 9 ủy viên Ban Chỉ đạo là các lãnh đạo nhiều ban, sở, ngành của tỉnh.

>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng:

Nguồn: VTV1

Loạt sai phạm của các CDC qua thanh tra tới kết cục bắt giám đốc

Kết luận thanh tra chỉ ra những con số đau lòng, khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì không ít giám đốc CDC và Công ty Việt Á đã “bắt tay” nhằm trục lợi.

Loạt sai phạm của các CDC qua thanh tra tới kết cục bắt giám đốc

Một ngày bắt 2 giám đốc CDC

Trong cùng 1 ngày có tới 2 giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cấp tỉnh vướng vòng lao lý. Đó là ngày 11/5. Tại Hậu Giang, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành và 2 trưởng phòng thuộc trung tâm này bị bắt tạm giam vì có liên quan đến Công ty Việt Á.

Trước đó, Hậu Giang đã thanh tra các gói thầu mua sắm kit test của Công ty Việt Á và thấy rằng, có 3 đơn vị là Sở Y tế, CDC Hậu Giang và Bệnh viện Đa khoa TP Ngã Bảy thực hiện hợp đồng mua hóa chất, sinh phẩm, vật tư xét nghiệm đối với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Trong đó, Sở Y tế Hậu Giang thực hiện ký 3 hợp đồng mua hơn 16.000 kit test của Công ty Việt Á, với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng và đã thanh toán 100%.

CDC tỉnh ký 2 hợp đồng, mua 10.500 test với hơn 3,3 tỷ đồng và đã thanh toán 100%...

Theo xác minh, từ năm 2020 - 2021, ông Lành chỉ đạo các cá nhân có liên quan thực hiện hồ sơ, thủ tục nhằm mục đích để cho Công ty Việt Á trúng các gói thầu mua sắm kit xét nghiệm.

Hai cấp dưới bị bắt cùng ông Lành thông qua việc tham mưu, đề xuất mua kit xét nghiệm thực hiện thủ tục để hợp thức cho Việt Á trúng các gói thầu…

Trước thời điểm bị bắt gần 1 tuần, trao đổi với báo chí, ông Lành cho biết đã trả lại túi quà 450 triệu đồng do người của Công ty Việt Á mang đến nhà. Ông đã đem túi quà đến cơ quan, mời các phòng chức năng chứng kiến.

Túi quà sau đó bị Công an Hậu Giang thu giữ để làm rõ động cơ, dấu hiệu sai phạm.

Loat sai pham cua cac CDC qua thanh tra toi ket cuc bat giam doc

Cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nguyễn Văn Lành (áo trắng). Ảnh: E.X

Cùng ngày 11/5, giám đốc CDC ở một tỉnh phía bắc cũng bị bắt liên quan tới kit test Việt Á. Đó là ông Nguyễn Trần Tuấn (SN 1971), Giám đốc CDC Hà Giang.

Ông Tuấn cùng 2 thuộc cấp là trưởng khoa xét nghiệm và kế toán bị bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Nhận hối lộ.

Sai phạm này bị vạch trần sau khi Thanh tra tỉnh Hà Giang tiến hành thanh tra tại 6 đơn vị gồm Sở Y tế; Bệnh viện Đa khoa tỉnh;Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên; Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Yên Minh và Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Bắc Quang, phát hiện sai phạm hơn 4,5 tỷ đồng.

Theo Thanh tra tỉnh, qua kiểm tra, làm việc với CDC, có việc nhận tiền và kit tách chiết tay của Công ty Việt Á. Ông Tuấn và 2 thuộc cấp thừa nhận có nhận tiền mặt của Công ty Việt Á 770 triệu đồng (biên bản làm việc ngày 5/4/2022 giữa Đoàn thanh tra và CDC tỉnh). Toàn bộ số tiền trên, Công an tỉnh Hà Giang đã thu giữ vào ngày 6/4/2022.

Cái bắt tay tiền tỷ

Cũng liên quan đến Việt Á, ngày 25/4, Giám đốc CDC tỉnh Nam Định Đỗ Đức Lưu và 4 thuộc cấp bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Theo kết quả điều tra, những người này đã được Công ty Việt Á trích phần trăm "hoa hồng" ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit test với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.

Sự thật chỉ được phơi bày qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, còn trước đó, vào cuối năm 2021, ông Đỗ Đức Lưu khẳng định với báo chí: CDC Nam Định tuân thủ các quy định của pháp luật; bản thân ông không nhận bất cứ đồng nào từ Việt Á.

Liên quan tới Công ty Việt Á, chiều tối 18/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc và ông Hà Thúc Nhật – kế toán trưởng (Phòng Kế hoạch - Tài chính) CDC TT-Huế để điều tra hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Thời điểm Bộ Công an thông tin, TT-Huế là một trong những địa phương có liên quan trong vụ Công ty Việt Á "thổi" giá bán kit xét nghiệm Covid-19, trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Văn Đức khẳng định chắc nịch “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương liên quan tới vụ kit test Việt Á. Nhiều vị giám đốc khẳng định “không nhận một đồng nào từ Việt Á” nhưng kết quả điều tra lại khẳng định điều ngược lại, về những cái bắt tay với số tiền khổng lồ.

Trong kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch Covid-19 vừa công bố mới đây, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện Sở Y tế và CDC tỉnh đã "mượn" Công ty CP Công nghệ Việt Á hơn 28.000 bộ kit xét nghiệm và 3 máy xét nghiệm PCR nhưng không báo cáo lãnh đạo tỉnh.

Kết quả thanh tra cho thấy gói thầu mua sắm vật tư y tế, công cụ, dụng cụ và hóa chất sát khuẩn năm 2020 giá trúng thầu hơn 11,6 tỷ đồng nhưng thực tế doanh nghiệp trúng thầu không có sẵn hàng hóa mà đi mua từ 2 đơn vị khác, với giá mua ban đầu 8,2 tỷ đồng. Ngoài ra, có 24/58 mặt hàng nhập khẩu chênh lệch tăng giữa giá trúng thầu với giá nhập khẩu là 238%.

PGĐ Trung tâm xét nghiệm ở Phú Thọ 'bắt tay' với Việt Á, nâng khống giá kit test

Lợi dụng vai trò PGĐ Trung tâm xét nghiệm, Trần Gia Phú bàn bạc và được Công ty Việt Á đồng ý, nâng giá kit test để nhận "hoa hồng" hơn 2 tỷ.

PGĐ Trung tâm xét nghiệm ở Phú Thọ 'bắt tay' với Việt Á, nâng khống giá kit test

Ngày 28/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03), Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Trần Gia Phú (bác sĩ, Trưởng đơn vị vi sinh, Phó Giám đốc trung tâm xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo kết quả điều tra, sau khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm lâm sàng chuẩn đoán SARS-COV-2, Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thống nhất giao cho Trần Gia Phú, Trưởng đơn vị vi sinh dự trù, báo cáo số lượng kit test COVID-19 để bệnh viện báo cáo đề nghị Sở Y tế mua phục vụ công tác chống dịch.

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á?

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?
Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á

Tin mới