Tòa nhà Pacific - nơi có căn hộ Dương Chí Dũng mua cho “vợ bé”. |
Tòa nhà Pacific - nơi có căn hộ Dương Chí Dũng mua cho “vợ bé”. |
Về việc tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng, Luật sư Hoàng Văn Thạch cho hay: "Hành vi của Dương Chí Dũng nếu đúng phạm vào tội tham ô tài sản như Cáo trạng của Viện kiểm sát thì việc tuyên án tử hình là rất xác đáng và chắc chắn rất được sự đồng tình của dư luận”.
Tuy nhiên, theo ông Thạch, dù vụ án có trọng điểm và các đối tượng hầu tòa có bị dư luận lên án thế nào, thì việc tuyên án cũng cần đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, ngoài việc xử đúng người thì cũng cần đảm bảo đúng tội.
“Về các vấn đề giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện Viện kiểm sát đang tranh luận, thì các tranh luận này đều gắn với các tình tiết của vụ án nên cũng không dễ đưa ra đánh giá ai đúng ai sai khi tôi không có đầy đủ tài liệu của vụ án. Tuy nhiênm dưới góc độ tiếp nhận thông tin từ báo chí, tôi thấy có mấy điểm như sau cần làm rõ hơn.
Luật sư Trần Đình Triển cho hay, nhiều khả năng Dương Chí Dũng sẽ kháng án. |
Thứ nhất, giả thiết rằng ông Dũng có nhận số tiền 1,666 triệu USD, đại diện Viện kiểm sát cho rằng số tiền này là tiền trích từ số tiền mua bán ụ nổi (tức là lấy từ tiền Nhà nước) nên truy tố về tội Tham ô tài sản, nhưng để thuyết phục thì cần có chứng cứ chứng minh đại diện Công ty AP trích từ tiền mua ụ nổi, chứ không phải một khoản tiền từ nguồn khác, tất nhiên là điều này cũng không hề dễ dàng. Còn nếu không thì hành vi đó phù hợp với tội Nhận hối lộ hơn, không rõ hồ sơ vụ án và tranh luận cụ thể tại phiên tòa có làm rõ được vấn đề này không. Việc không truy tố người đưa hối lộ không làm thay đổi bản chất của hành vi nhận hối lộ và nếu truy tố đối với tội Nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS thì hành vi của Dương Chí Dũng vẫn phạm vào Khoản 4 và vẫn có thể bị tử hình.
Thứ hai, về vấn đề ụ nổi, tôi thấy lập luận của đại diện Viện kiểm sát chưa thực sự thuyết phục lắm. Viện kiểm sát căn cứ trên Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời để khẳng định là tàu biển nhưng cần xem xét quy định của pháp luật xem việc cấp Giấy chứng nhận đó có cơ sở pháp luật không? Không nên dựa trên giấy chứng nhận đó để khẳng định ngay ụ nổi là tàu biển. Ngay trong án dân sự thì khi các bên cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh quyền sử dụng đất thì tòa án cũng cần làm rõ việc Cấp giấy chứng nhận đó đã đúng quy định của pháp luật chưa?
Riêng về tội Cố ý làm trái thì tôi thiên về quan điểm của Viện kiểm sát hơn là quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng.
Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, bị cáo Dương Chí Dũng bị Tòa án tuyên án tử hình - một bản án nghiêm khắc đối với các tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản, là không có vấn đề gì phải bàn cãi. Bởi tài sản bị tham ô, thất thoát ở đây là rất lớn và là tài sản của Nhà nước, của dân.
Phiên tòa xử Dương Chí Dũng và đồng phạm cũng cho thấy và phản ánh rằng việc chống tham nhũng là một vấn rất khó khăn. Tuy nhiên kết tội ai, điều gì cũng cần dựa trên những chứng cứ cụ thể, rõ ràng. “Đối với vụ án cụ thể này, quan điểm của tôi là nếu bị cáo Dương Chí Dũng phạm tội Tham ô tài sản nhưng các chứng cứ buộc tội như luật sư bào chữa cho là chưa rõ ràng, vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, chưa đúng người, đúng tội thì cần làm rõ hơn bằng việc Tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ sự việc”, Luật sư Trương Quốc Hòe nêu ý kiến.
Trong 2 ngày 24 và 25/12, Tòa án Nhân dân TP HCM đưa ra xét xử vụ án băng cướp gồm các tên Hồ Duy Trúc (20 tuổi); Trần Văn Luông (25 tuổi); Nguyễn Hoàng Phương (20 tuổi); Huỳnh Thanh Sơn (21 tuổi) và Trần Thanh Tuyền (22 tuổi) với tội danh "cướp tài sản". Các bị cáo như Huỳnh Bảo Anh (45 tuổi); Cao Danh Hưng (30 tuổi) và Đàm Văn Võ (23 tuổi) bị truy tố về các hành vi cướp tài sản, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và tiêu thụ tài sản |
Hai bị cáo Hồ Duy Trúc... |