Nếu vừa mắc COVID-19 vừa nhiễm cúm sẽ làm thảm hoạ cho hệ miễn dịch

(VietnamDaily) - Tiến sĩ Adrian Burrowes ở Florida (Mỹ) cho biết việc cơ thể vừa mắc COVID-19 vừa nhiễm cúm có thể gây "thảm họa" cho hệ thống miễn dịch.

CNN dẫn lời tiến sĩ Adrian Burrowes cho biết, cơ thể hoàn toàn có khả năng bị mắc COVID-19 và nhiễm cúm cùng một lúc. Việc đó có thể gây "thảm họa" cho hệ thống miễn dịch của con người.
Theo nhà dịch tễ học, tiến sĩ Seema Yasmi, trên thực tế, chỉ bị nhiễm một loại virus đã có thể khiến bạn yếu hơn so với người không mắc bệnh.
“Một khi bạn bị nhiễm cúm và một số loại virus đường hô hấp khác, nó sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu, bởi khả năng phòng bệnh đi xuống", Yasmi, giám đốc Sáng kiến Truyền thông Sức khỏe Stanford, cho hay.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cả COVID-19 và bệnh cúm đều có thể tấn công phổi, có khả năng gây viêm, tràn dịch màng phổi hoặc suy hô hấp. Mỗi lần cơ thể mắc bệnh cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, chấn thương tim, viêm mô tim, não hoặc cơ.
Neu vua mac COVID-19 vua nhiem cum se lam tham hoa cho he mien  dich
Một người phụ nữ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: Reuters.  
Tiến sĩ Michael Matthay, giáo sư y khoa tại Đại học California, khẳng định: "Mắc cả hai bệnh đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng lâu dài hơn tới bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể". Ngoài ra, khả năng bị viêm phổi sẽ lớn hơn nếu cơ thể bị nhiễm cả cúm và coronavirus.
“Mắc hai loại virus (COVID-19 và cúm) cùng lúc chắc chắn có thể gây tổn thương phổi nhiều hơn và gây suy hô hấp nặng hơn. Suy hô hấp không nhất thiết có nghĩa là phổi của bạn ngừng hoạt động, mà là phổi không thể cung cấp đủ oxy vào máu", Matthay nói.
"Suy hô hấp cấp tính có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Suy hô hấp có thể gây tổn thương phổi và các cơ quan khác của bạn, vì vậy điều quan trọng là phải được điều trị nhanh chóng", Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ nhấn mạnh.  
Vậy bằng cách nào biết cơ thể bị nhiễm COVID-19 hay cúm (hoặc cả hai)?
Theo Tiến sĩ Leonard Mermel, giám đốc y tế của Khoa kiểm soát nhiễm trùng và dịch tễ tại Bệnh viện Rhode Island, các triệu chứng của cúm và COVID-19 khá giống nhau nên rất khó để phân biệt hai loại này.
CDC cho biết, cả cúm và COVID-19 đều có thể khiến người bệnh bị sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ thể và sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù điều này phổ biến hơn ở trẻ em.
Tuy nhiên, không giống như bệnh cúm, COVID-19 có thể gây mất vị giác hoặc khứu giác.
Do vậy, cách tốt nhất để biết bạn có bị nhiễm coronavirus hay cúm (hoặc cả hai) hay không là đi xét nghiệm.

Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm cả COVID-19 và cúm?
Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Các quan chức y tế Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nếu muốn kiểm soát dịch COVID-19.
"Khi cúm mùa đang đến gần, những biện pháp phòng ngừa như vậy có thể tăng gấp đôi khả năng bảo vệ chúng ta khỏi cả hai loại virus đó", tiến sĩ Yasmin nói.

Chứng khoán ngày 11/10: Đây là các cổ phiếu nên chú ý

(Vietnamdaily) - Công ty chứng khoán Bản Việt khuyến nghị cổ phiếu nên mua ngày hôm nay, 11/10 là BWE của công ty cổ phần nước và môi trường Bình Dương.

Khuyến nghị phù hợp BWE với giá mục tiêu 37.300 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021 sơ bộ với LNST báo cáo đạt 493 tỷ đồng (+27% YoY), tương ứng LNST đạt 152 tỷ đồng trong quý 3/2021 (+8% YoY).

Cận cảnh dàn siêu xe trăm tỷ khoe dáng tại Sài Gòn

Dàn siêu xe với cửa cánh bướm và cắt kéo cùng nhau 'tung cánh' trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.

Can canh dan sieu xe tram ty khoe dang tai Sai Gon

Sau một tuần áp dụng Chỉ thị 18 với nhiều ngành nghề được đưa vào hoạt động trở lại cũng như nới lỏng cho người dân được ra đường, các tuyến phố tại TP HCM đã đông đúc trở lại. "Thánh địa" siêu xe Sài Gòn cũng đã bắt đầu đón nhận các chiến mã của nhiều thương hiệu đình đám như McLaren, Ferrari, Lamborghini di chuyển qua đây.