Nga biến tên lửa R-77 thành vũ khí đất đối không

(Kiến Thức) - Tập đoàn KTRV (Nga) đang phát triển  biến thể tên lửa đất đối không dựa trên “sát thủ diệt chim sắt” R-77.

Nga biến tên lửa R-77 thành vũ khí đất đối không
Tại triển lãm hàng không MAKS 2013, Nga lần đầu giới thiệu biến thể đất đối không của tên lửa không đối không tầm trung – xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77.
Hệ thống tên lửa R-77 đối đất được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV). Loại vũ khí đối đất cải tiến này nặng 163kg, tầm bắn 16km, độ cao diệt mục tiêu 9km.
Phương án cải tiến này tương tự cách mà người Mỹ áp dụng với tên lửa AIM-120, nó cũng được phát triển biến thể không đối đất trang bị cho hệ thống phòng không NASAMS của Na Uy. Với Trung Quốc, họ đã phát triển biến thể đất đối không từ mẫu không đối không tầm xa PL-12.
“Một số khách hàng nước ngoài rất quan tâm tới loại tên lửa này cũng như ứng dụng của nó trong chiến đấu”, Tổng Giám đốc KTRV Boris Obnosov cho biết.
Tên lửa đối không R-77.
 Tên lửa đối không R-77.
Bên cạnh đó, ông này cũng tiết lộ rằng kể từ triển lãm MAKS 2011, KTRV đã hoàn thành hàng chục thử nghiệm cấp nhà nước về các loại tên lửa mới hay các mẫu nâng cấp. Ví dụ như biến thể mới của tên lửa không đối hạm Kh-31AD và tên lửa chống radar Kh-31PD.
Ngoài ra, KTRV đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển biến thể bom thông minh loại 250kg, 500kg và 1.500kg. “Các mẫu bom này được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt, hệ thống radar chủ động và dẫn đường bằng vệ tinh Glonass hay GPS”, ông Obnosov cho biết thêm.
Hiện tại, KTRV tiếp tục sử dụng động cơ phản lực từ công ty Motor-Sich Ukraine. Tuy nhiên, hãng cũng dần sử dụng nhiều hơn các động cơ phản lực do công ty NPO Saturn, nga chế tạo, bao gồm 64 dự án mới nhất. Đặc biệt, biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 sẽ dùng động cơ nội địa nhằm tăng tầm bắn.
Ông này cũng cho biết việc phát triển thế hệ tiếp theo phương tiện bay siêu thanh là một trong những ưu tiên của KTRV.
"Chúng tôi đang nói về mẫu vũ khí đạt tốc độc siêu thanh Mach 4.5, trong tương lai có thể tăng lên tới Mach 6-7 và sau đó là vượt qua Mach 10-12”, ông này nói.
Ông Obnosov cho rằng việc mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực sẽ tạo nên sự khác biệt cũng như đổi mới trong việc phát triển công nghệ tên lửa mới. Hiện KTRV đã có hợp tác với Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc trong phát triển các hệ thống vũ khí mới.

“Sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Việt Nam

“Sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Việt Nam
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
Đầu tiên là loại tên lửa không đối không tầm nhiệt Vympel K-13 được trang bị chủ yếu trên tiêm kích đánh chặn MiG-21 bis (trong ảnh). Đây là loại tên lửa “giàu kinh nghiệm” nhất không quân ta, đã từng lập hàng trăm chiến công bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc.

Tên lửa không đối không lắp đầu tự dẫn hồng ngoại K-13 có trọng lượng khoảng 90kg, lắp đầu đạn nặng 7,4kg. K-13 lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,5, tầm bắn 8km. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21bis mang 2 tên lửa K-13 trên cánh.
Tên lửa không đối không lắp đầu tự dẫn hồng ngoại K-13 có trọng lượng khoảng 90kg, lắp đầu đạn nặng 7,4kg. K-13 lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,5, tầm bắn 8km. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21bis mang 2 tên lửa K-13 trên cánh.

Loại tên lửa đối không thứ 2 thường được trang bị trên tiêm kích MiG-21 là Molniya R-60. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 đạn tên lửa R-60 trên cánh.
Loại tên lửa đối không thứ 2 thường được trang bị trên tiêm kích MiG-21 là Molniya R-60. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 đạn tên lửa R-60 trên cánh.

Tên lửa không đối không tầm ngắn lắp đầu tự dẫn hồng ngoại R-60 có trọng lượng 43,5kg, lắp đầu đạn nặng 3kg. Tên lửa đạt tầm bắn 8km, độ cao bay diệt mục tiêu tối đa 20km.
Tên lửa không đối không tầm ngắn lắp đầu tự dẫn hồng ngoại R-60 có trọng lượng 43,5kg, lắp đầu đạn nặng 3kg. Tên lửa đạt tầm bắn 8km, độ cao bay diệt mục tiêu tối đa 20km.

Máy bay cường kích Su-22M/M4 cũng có khả năng mang 2 đạn tên lửa R-60. Nguồn: Vnexpress.
Máy bay cường kích Su-22M/M4 cũng có khả năng mang 2 đạn tên lửa R-60. Nguồn: Vnexpress.

Cùng với quá trình mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới sau năm 1990, kho tên lửa đối không của Việt Nam cũng được trang bị thêm một số loại. Theo tạp chí Moscow Defence Brief (số ra tháng 4/2008), Việt Nam ký hợp đồng mua khoảng 200 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73E. Toàn bộ tên lửa được chuyển giao trong giai đoạn 1995-2004.
Cùng với quá trình mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới sau năm 1990, kho tên lửa đối không của Việt Nam cũng được trang bị thêm một số loại. Theo tạp chí Moscow Defence Brief (số ra tháng 4/2008), Việt Nam ký hợp đồng mua khoảng 200 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-73E. Toàn bộ tên lửa được chuyển giao trong giai đoạn 1995-2004.

Số tên lửa R-73E này được mua nhằm trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2 mà Việt Nam mua trong giai đoạn 1995-2004. R-73E lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 20km. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK2 mang 2 đạn tên lửa R-73E trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời tổ quốc.
Số tên lửa R-73E này được mua nhằm trang bị cho các tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2 mà Việt Nam mua trong giai đoạn 1995-2004. R-73E lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn 20km. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK2 mang 2 đạn tên lửa R-73E trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời tổ quốc.

Năm 2004, Việt Nam ký thỏa thuận một số lượng không xác định tên lửa không đối không tầm trung R-27 trang bị cho tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2.
Năm 2004, Việt Nam ký thỏa thuận một số lượng không xác định tên lửa không đối không tầm trung R-27 trang bị cho tiêm kích đa năng Su-27SK/Su-30MK2.

Tên lửa không đối không R-27 được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar bán chủ động tùy từng biến thể. R-27 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 70-80km. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh quả đạn R-27 (chưa lắp cánh điều khiển thân, đuôi) trong chuyến thăm Trung đoàn Tiêm kích 923. Nguồn: Vnexpress
Tên lửa không đối không R-27 được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar bán chủ động tùy từng biến thể. R-27 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 70-80km. Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng cạnh quả đạn R-27 (chưa lắp cánh điều khiển thân, đuôi) trong chuyến thăm Trung đoàn Tiêm kích 923. Nguồn: Vnexpress

Cũng theo Moscow Defence Brief, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ tên lửa không đối không tầm trung R-77 (trong ảnh). Việc chuyển giao được thực hiện trong năm 2004.
Cũng theo Moscow Defence Brief, Việt Nam đã mua số lượng nhỏ tên lửa không đối không tầm trung R-77 (trong ảnh). Việc chuyển giao được thực hiện trong năm 2004.

Tên lửa không đối không R-77 (hoặc gọi là RVV-AE) chủ yếu trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 của không quân Việt Nam. R-77 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn đạt 40-80km.
Tên lửa không đối không R-77 (hoặc gọi là RVV-AE) chủ yếu trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 của không quân Việt Nam. R-77 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn đạt 40-80km.

Vityaz: “người kế tục” S-300 mạnh cỡ nào?

Vityaz: “người kế tục” S-300 mạnh cỡ nào?
Mới đây, Tập đoàn Almaz-Antei đã chính thức trình làng mẫu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Vityaz dùng để thay thế hệ thống S-300 trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy ở St. Petersburg.

Góc cạnh “người kế tục” tên lửa phòng không S-300

Góc cạnh “người kế tục” tên lửa phòng không S-300
Vinh dự có mặt trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy của Tập đoàn Almaz-Antey, chuyên gia quân sự Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko đã chụp những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa Vityaz. Đây là hệ thống phòng không được mong đợi là sẽ thay thế tên lửa S-300PS trong Quân đội Nga. Trong ảnh là bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa Vityaz trong nhà máy của Almaz-Antey.
Vinh dự có mặt trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy của Tập đoàn Almaz-Antey, chuyên gia quân sự Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko đã chụp những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa Vityaz. Đây là hệ thống phòng không được mong đợi là sẽ thay thế tên lửa S-300PS trong Quân đội Nga. Trong ảnh là bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa Vityaz trong nhà máy của Almaz-Antey.

Hệ thống phòng không Vityaz được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực; một xe điều khiển và 3 bệ phóng. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.
Hệ thống phòng không Vityaz được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…). Một khẩu đội Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực; một xe điều khiển và 3 bệ phóng. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.

Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E (tầm bắn 120km) và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau. Trong ảnh có thể hệ thống ống phóng dành cho đạn 9M96E (tối đa 12 quả/bệ). Còn với đạn 9M100, bệ phóng mang được tới 32 quả.
Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E (tầm bắn 120km) và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau. Trong ảnh có thể hệ thống ống phóng dành cho đạn 9M96E (tối đa 12 quả/bệ). Còn với đạn 9M100, bệ phóng mang được tới 32 quả.

Trong trạng thái hành quân, bệ phóng được đặt nằm ngang như S-300 và khi chiến đấu thì bệ phóng sẽ được dựng thẳng đứng như trong ảnh.
Trong trạng thái hành quân, bệ phóng được đặt nằm ngang như S-300 và khi chiến đấu thì bệ phóng sẽ được dựng thẳng đứng như trong ảnh.

Xe điều khiển của khẩu đội Vityaz.
Xe điều khiển của khẩu đội Vityaz.

Vityaz trang bị radar điều khiển hỏa lực mạng pha (trong ảnh) có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn đường tấn công 8 mục tiêu cùng lúc với 2 đạn/mục tiêu.
Vityaz trang bị radar điều khiển hỏa lực mạng pha (trong ảnh) có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn đường tấn công 8 mục tiêu cùng lúc với 2 đạn/mục tiêu.

Khí tài khác của Vityaz.
Khí tài khác của Vityaz.

Ngoài những hình ảnh về Vityaz, chuyên gia Igor Korotchenko còn cung cấp một số hình ảnh về hệ thống S-400 trong nhà máy.
Ngoài những hình ảnh về Vityaz, chuyên gia Igor Korotchenko còn cung cấp một số hình ảnh về hệ thống S-400 trong nhà máy.

Đây có thể là biến thể bệ phóng S-400 dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp MZKT thay vì BAZ.
Đây có thể là biến thể bệ phóng S-400 dùng khung gầm cơ sở xe bánh lốp MZKT thay vì BAZ.

Phương tiện chở đạn tên lửa dùng khung gầm xe MZKT trong nhà máy hiện đại của Almaz-Antey.
Phương tiện chở đạn tên lửa dùng khung gầm xe MZKT trong nhà máy hiện đại của Almaz-Antey.

Mô hình thể hiện các khu vực bên trong nhà máy sản xuất tên lửa của Tập đoàn Almaz-Antey – nhà chế tạo tên lửa phòng không số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới.
Mô hình thể hiện các khu vực bên trong nhà máy sản xuất tên lửa của Tập đoàn Almaz-Antey – nhà chế tạo tên lửa phòng không số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới.

Tin mới