Xem toàn bộ ảnh
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin, sau khi Mỹ giáng đòn tấn công vào lãnh thổ Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã ngay lập tức công bố kế hoạch củng cố và nâng cao hiệu quả của hệ thống phòng không tại Syria. "Để bảo vệ những chủ thể nhạy cảm nhất trong hạ tầng cơ sở của Syria, trong thời gian gần nhất sẽ thực thi tổ hợp biện pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả của hệ thống phòng không của lực lượng vũ trang Syria", phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố tại cuộc họp báo mới đây. Nguồn ảnh: Oryx |
Trước đó, đêm ngày 6/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh giáng đòn tấn công tên lửa vào sân bay ở Syria, nơi dường như từ đó đã thực hiện cuộc "tấn công hóa học vào thường dân" như phía Mỹ cáo buộc. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng mục đích của cuộc tấn công tên lửa là sân bay Shayrat ở tỉnh Homs. Có thông báo rằng đòn đánh thực hiện bởi loạt tên lửa hành trình phóng từ các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Reuters |
Hệ thống phòng không Syria vốn đã chịu nhiều thiệt hại ngay từ trong cuộc nội chiến khốc liệt, phức tạp kéo dài nhiều năm đã không thể phản kháng trước các cuộc tấn công ồ ạt như vậy bằng loại tên lửa thông minh như Tomahawk. Nguồn ảnh: Oryx |
Trước năm 2011, Lực lượng Phòng không Syria (SyADF) là một trong những lực lượng bảo vệ bầu trời mạnh nhất khu vực Trung Đông với trang bị tối tân cũng như dự trữ đạn cực lớn. Thế nhưng, hiện tại, lực lượng này đã bị tàn phá có lẽ phải tới quá nửa, nhiều căn cứ phòng không bị đánh phá dữ dội, đa số khí tài tên lửa – radar bị phá hủy hoàn toàn. Cho nên, bầu trời Syria lúc này rất khó để bảo vệ toàn vẹn. Quân đội Syria chỉ có thể đảm trách một vài khu vực, ví dụ như thủ đô Damascus. Nguồn ảnh: Oryx |
SyADF từng có tới 2 trung đoàn tên lửa phòng không S-200 – hệ thống tên lửa mạnh nhất của SyADF với tầm phóng cực xa. Thế nhưng, một phần của hai trung đoàn này nay thảm như trong ảnh. Nguồn ảnh: Oryx |
Thời kỳ đỉnh cao, SyADF có trong biên chế 36.000 quân thường trực, 225.000 quân dự bị, tổ chức thành 10 sư đoàn phòng không trang bị đa số vũ khí khí tài do Liên Xô (Nga) sản xuất. Trong ảnh, tổ hợp tên lửa tầm trung hiện đại nhất Syria – Buk-M2E. Nước này được cho đến nay vẫn bảo toàn được 9 khẩu đội Buk, đa số đóng ở Latakia và Damascus. Nguồn ảnh: Oryx |
Lực lượng phòng không Syria còn có chừng 27 khẩu đội tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO gọi là SA-6). Một loại tên lửa khá nguy hiểm, từng khiến Không quân Israel thảm bại trong cuộc chiến tranh với khổi Ả Rập. Nguồn ảnh: Oryx |
Tuy nhiên, một bộ phận tên lửa SA-6 hiện cũng đã bị phá hỏng, số còn lại rất khó đánh giá khả năng tác chiến. Nguồn ảnh: Oryx |
Trang bị tên lửa cố định của Syria rất lớn, lên tới 32 bệ phóng tên lửa S-75M Volga (SA-2), 148 bệ phóng S-125 Neva/Pechora, 48 bệ phóng S-200 Angara (SA-5). Nguồn ảnh: Oryx |
Trong ảnh là một bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva của Syria. Trong cuộc nội chiến, một số bệ phóng và radar đã bị rơi vào tay phiến quân, nhưng nhìn chung đều không sử dụng được. Nguồn ảnh: Oryx |
Đáng chú ý, phòng không Syria đã kịp nâng cấp một số khẩu đội S-125 Pechora lên chuẩn Pechora-2M với việc tự hành hóa các thành phần tên lửa, radar. Ít nhất Syria hiện có 12 bệ phóng tự hành tên lửa Pechora-2M, số này hiện vẫn được bảo toàn. Nguồn ảnh: Oryx |
Trang bị phòng không tầm thấp của Syria cũng cực mạnh vào thời kỳ đỉnh cao. Họ có ít nhất 12 khẩu đội với 50 bệ phóng tổ hợp pháo - tên lửa 96K6 Pantsyr S1E - một trong những vũ khí phòng không tầm thấp nguy hiểm nhất hiện nay do Nga sản xuất. Đa số Pantsyr đến nay vẫn được SyADF bảo toàn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Oryx |
Đến 35 bệ phóng tổ hợp tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10. Nguồn ảnh: Oryx |
60 bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K33 Osa. Nguồn ảnh: Oryx |
Chưa kể có tới hàng nghìn khẩu pháo phòng không các loại từ 23mm tới 57mm. Nguồn ảnh: Oryx |