Nga đại tu T-72, T-80, T-90 cho xuất khẩu: Liệu có đắt hàng?

Nga đại tu T-72, T-80, T-90 cho xuất khẩu: Liệu có đắt hàng?

Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng IDEX 2025 tại Abu Dhabi, Tập đoàn Uralvagonzavod (UVZ) của Nga, một phần của tập đoàn nhà nước Rostec, đã công bố sẵn sàng nâng cấp các xe tăng T-72, T-80 và T-90 được xuất khẩu ra nước ngoài.

Xem toàn bộ ảnh
Theo đại diện của UVZ, hàng nghìn xe tăng Liên Xô và Nga được cung cấp cho các quốc gia trong suốt năm thập kỷ qua vẫn đang hoạt động. Công ty sẵn sàng nâng cấp chúng lên các phiên bản hiện đại như T-72B3M, T-80BVM và T-90MS, giúp duy trì khả năng chiến đấu ở mức cao nhất. Những cải tiến này dựa trên kinh nghiệm thực chiến, đảm bảo xe tăng đạt độ sẵn sàng tác chiến tối ưu và phát huy hết tiềm năng kỹ thuật.
Theo đại diện của UVZ, hàng nghìn xe tăng Liên Xô và Nga được cung cấp cho các quốc gia trong suốt năm thập kỷ qua vẫn đang hoạt động. Công ty sẵn sàng nâng cấp chúng lên các phiên bản hiện đại như T-72B3M, T-80BVM và T-90MS, giúp duy trì khả năng chiến đấu ở mức cao nhất. Những cải tiến này dựa trên kinh nghiệm thực chiến, đảm bảo xe tăng đạt độ sẵn sàng tác chiến tối ưu và phát huy hết tiềm năng kỹ thuật.
Các mẫu  xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã trở thành trụ cột trong lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia nhờ chi phí hợp lý, độ tin cậy cao và lịch sử phục vụ lâu dài. Được sản xuất lần đầu năm 1973, T-72 đã được xuất khẩu đến hơn 40 nước, trở thành một trong những dòng xe tăng phổ biến nhất thế giới.
Các mẫu xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã trở thành trụ cột trong lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia nhờ chi phí hợp lý, độ tin cậy cao và lịch sử phục vụ lâu dài. Được sản xuất lần đầu năm 1973, T-72 đã được xuất khẩu đến hơn 40 nước, trở thành một trong những dòng xe tăng phổ biến nhất thế giới.
Tại Đông Âu, Croatia sở hữu khoảng 75 xe tăng M-84A4 Sniper, biến thể của T-72M, trong khi Cộng hòa Séc vận hành khoảng 30 xe T-72M4CZ. Ở châu Phi, Ethiopia có khoảng 221 xe T-72, nhiều trong số đó được mua lại từ Yemen và Ukraine.
Tại Đông Âu, Croatia sở hữu khoảng 75 xe tăng M-84A4 Sniper, biến thể của T-72M, trong khi Cộng hòa Séc vận hành khoảng 30 xe T-72M4CZ. Ở châu Phi, Ethiopia có khoảng 221 xe T-72, nhiều trong số đó được mua lại từ Yemen và Ukraine.
Tại Trung Đông, Iraq từng là một trong những nước vận hành số lượng lớn T-72, với khoảng 776 chiếc vào cuối những năm 1990, mặc dù con số hiện tại không rõ ràng do các cuộc chiến tranh. Syria và Yemen cũng là các quốc gia sử dụng T-72 trong xung đột, khiến nhiều xe bị phá hủy.
Tại Trung Đông, Iraq từng là một trong những nước vận hành số lượng lớn T-72, với khoảng 776 chiếc vào cuối những năm 1990, mặc dù con số hiện tại không rõ ràng do các cuộc chiến tranh. Syria và Yemen cũng là các quốc gia sử dụng T-72 trong xung đột, khiến nhiều xe bị phá hủy.
Trong khi đó, T-80 là dòng xe tăng đầu tiên của Liên Xô sử dụng động cơ tua-bin khí. Tuy nhiên, do chi phí bảo trì và tiêu hao nhiên liệu cao hơn so với T-72, số lượng T-80 được sử dụng ít hơn. Hàn Quốc hiện sở hữu 33 xe T-80U và 2 xe T-80UK do Nga cung cấp, trong khi Síp có 27 chiếc và Belarus vận hành khoảng 95 xe. Ukraine thừa hưởng khoảng 271 xe T-80 từ Liên Xô nhưng đã mất nhiều chiếc trong xung đột với Nga. Ai Cập và Kazakhstan cũng sở hữu số lượng nhỏ, lần lượt là 14 và 25 chiếc.
Trong khi đó, T-80 là dòng xe tăng đầu tiên của Liên Xô sử dụng động cơ tua-bin khí. Tuy nhiên, do chi phí bảo trì và tiêu hao nhiên liệu cao hơn so với T-72, số lượng T-80 được sử dụng ít hơn. Hàn Quốc hiện sở hữu 33 xe T-80U và 2 xe T-80UK do Nga cung cấp, trong khi Síp có 27 chiếc và Belarus vận hành khoảng 95 xe. Ukraine thừa hưởng khoảng 271 xe T-80 từ Liên Xô nhưng đã mất nhiều chiếc trong xung đột với Nga. Ai Cập và Kazakhstan cũng sở hữu số lượng nhỏ, lần lượt là 14 và 25 chiếc.
T-90, phiên bản phát triển từ T-72, là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hơn của Nga. Ấn Độ hiện là quốc gia vận hành số lượng T-90 lớn nhất ngoài Nga, với phiên bản nội địa hóa mang tên T-90S Bhishma. Algeria và Azerbaijan cũng sử dụng dòng xe này, với số lượng khoảng 300 và vài chục chiếc.
T-90, phiên bản phát triển từ T-72, là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hơn của Nga. Ấn Độ hiện là quốc gia vận hành số lượng T-90 lớn nhất ngoài Nga, với phiên bản nội địa hóa mang tên T-90S Bhishma. Algeria và Azerbaijan cũng sử dụng dòng xe này, với số lượng khoảng 300 và vài chục chiếc.
Nhiều quốc gia đang đối mặt với thách thức khi các mẫu xe tăng lỗi thời ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu. Ukraine cần gấp rút hiện đại hóa T-72 và T-80 do xung đột kéo dài, nhưng tiến độ nâng cấp bị chậm bởi hạn chế nguồn lực. Syria, sau nhiều năm chiến tranh, có số lượng lớn xe tăng bị hư hỏng hoặc xuống cấp, đòi hỏi nâng cấp để duy trì khả năng tác chiến.
Nhiều quốc gia đang đối mặt với thách thức khi các mẫu xe tăng lỗi thời ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu. Ukraine cần gấp rút hiện đại hóa T-72 và T-80 do xung đột kéo dài, nhưng tiến độ nâng cấp bị chậm bởi hạn chế nguồn lực. Syria, sau nhiều năm chiến tranh, có số lượng lớn xe tăng bị hư hỏng hoặc xuống cấp, đòi hỏi nâng cấp để duy trì khả năng tác chiến.
Iraq vẫn sử dụng nhiều xe tăng từ thời Liên Xô, dù đã có một số cải tiến nhưng vẫn cần nâng cấp sâu hoặc thay thế bằng mẫu hiện đại hơn. Cộng hòa Dân chủ Congo sở hữu xe tăng từ Ukraine, và việc nâng cấp sẽ giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Iraq vẫn sử dụng nhiều xe tăng từ thời Liên Xô, dù đã có một số cải tiến nhưng vẫn cần nâng cấp sâu hoặc thay thế bằng mẫu hiện đại hơn. Cộng hòa Dân chủ Congo sở hữu xe tăng từ Ukraine, và việc nâng cấp sẽ giúp nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Ethiopia dù có lượng lớn T-72 nhưng đối mặt với tình trạng trang bị lỗi thời, cần hiện đại hóa để tăng cường năng lực quân sự. Trong khi đó, Ấn Độ dù đang nâng cấp xe tăng T-90 vẫn phải tiếp tục cải tiến để duy trì lợi thế trước các đối thủ khu vực.
Ethiopia dù có lượng lớn T-72 nhưng đối mặt với tình trạng trang bị lỗi thời, cần hiện đại hóa để tăng cường năng lực quân sự. Trong khi đó, Ấn Độ dù đang nâng cấp xe tăng T-90 vẫn phải tiếp tục cải tiến để duy trì lợi thế trước các đối thủ khu vực.
Việc nâng cấp xe tăng không chỉ phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật mà còn bị chi phối bởi bối cảnh địa chính trị và nhu cầu quân sự của từng quốc gia. Các liên minh quân sự và tình hình an ninh khu vực sẽ ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp hay thay thế xe tăng.
Việc nâng cấp xe tăng không chỉ phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật mà còn bị chi phối bởi bối cảnh địa chính trị và nhu cầu quân sự của từng quốc gia. Các liên minh quân sự và tình hình an ninh khu vực sẽ ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp hay thay thế xe tăng.
Với lời đề nghị từ UVZ, các quốc gia sở hữu xe tăng Liên Xô và Nga có cơ hội kéo dài tuổi thọ và nâng cao năng lực chiến đấu của khí tài, giúp duy trì sức mạnh quân sự trong bối cảnh an ninh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng. Nguồn ảnh: Wikipedia, RIA Novosti, mil.ru
Với lời đề nghị từ UVZ, các quốc gia sở hữu xe tăng Liên Xô và Nga có cơ hội kéo dài tuổi thọ và nâng cao năng lực chiến đấu của khí tài, giúp duy trì sức mạnh quân sự trong bối cảnh an ninh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng. Nguồn ảnh: Wikipedia, RIA Novosti, mil.ru
Bulgarian Military

GALLERY MỚI NHẤT