Theo tờ Izvestia, Bộ tư lệnh Hải quân Nga đã quyết định thực hiện chương trình hiện đại hoá một số tổ hợp tên lửa chống ngầm được sản xuất từ đầu những năm 1960.
Đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ rằng, quyết định được đưa ra do thiếu các mẫu tên lửa hiện đại, cũng như do kéo dài thời hạn phục vụ cho các tàu chiến cũ trên nền hiện đại hoá hệ thống điều hành chỉ huy Hải quân Nga.
Các tổ hợp tên lửa chống tàu nằm nằm trong chương trình đặc biệt này gồm: đạn tên lửa 85RU của tổ hợp tên lửa Rastrub; đạn 83R của tổ hợp Vodopad; đạn 84R của tổ hợp Metel và 88R của tổ hợp Veter.
Đạn tên lửa chống ngầm/chống tàu của tổ hợp Metel trang bị trên tàu khu trục chống ngầm hạng nặng Udaloy. |
Các loại đạn và tổ hợp tên lửa được nhắc tới trên đây thuộc kiểu tên lửa chống tàu ngầm/chống hạm nổi của Hải quân Liên Xô (Nga hiện tại). Điểm độc đáo của loại tên lửa này là, nó mang theo một ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ. Khi tác chiến, tên lửa sẽ phóng đến khu vực mục tiêu xác định, sau đó ngư lôi sẽ tự động tách khỏi tên lửa, hạ cánh bằng dù rồi tự dò tìm mục tiêu tàu ngầm và tấn công hủy diệt. Ngoài ra, các loại tên lửa này có thể trang bị đầu đạn nguyên khối để chống tàu nổi khi cần.
Các tổ hợp này đang được niêm cất dài hạn ở Severomomorsk, Sevastopol, ở vùng Primorsk và Kamchatka. Nhà máy hàng không Smolensk sẽ thực hiện việc thay thiết bị điện tử cho tên lửa và các tổ hợp phóng.
Phó chủ tịch thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov giải thích, là các loại tên lửa này được trang bị cho Hải quân Liên Xô vào những năm 1960, tuy nhiên tính năng của chúng vẫn còn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời khả năng thay phần tử tác chiến - ngư lôi cho phép nói đến triển vọng cao của loại vũ khí này.
“Những tên lửa này vẫn hoàn toàn hiện đại, chúng có thể tiêu diệt các tàu ngầm hạng nặng của đối phương. 85R là tên lửa chống tàu ngầm chủ yếu, có trong trang bị của các tàu khu trục Udaloy. Tên lửa này có tầm bắn khá xa, còn vũ khí chính của nó nay được hiện đại hoá là ngư lôi kích thước nhỏ. Vì vậy có thể giữ thứ vũ khí này trong trạng thái chiến đấu nhiều năm nữa”, ông Sivkov nói.
Đạn tên lửa chống ngầm 83R của tổ hợp Vodopad. |
Tên lửa 85R có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự li đến 50km, điều đó cho nó ưu thế lớn so với loại vũ khí tương tự của Mỹ như tên lửa chống ngầm RUR-5 АSRОC (tầm bắn khoảng 8km) và biến thể tiếp theo của nó đang có trong trang bị của Hải quân Mỹ RUM-139 VL-АSRОC (tầm bắn 28km).
“Trên các tàu chiến mới nhất của Mỹ có hệ thống tên lửa trên nền ASROC, loại tên lửa này được đưa vào trang bị những năm đầu 1960. Nếu tên lửa của Nga là loại có điều khiển và cho phép đưa ngư lôi đến điểm thả chính xác ở cự li lớn, thì tên lửa Mỹ thậm chí là loại không có điều khiển, nó bay theo quỹ đạo đạn đạo, và tầm bắn cũng không lớn. Không có lí do gì loại tên lửa của chúng ta phải ra khỏi trang bị”, Sivkov nhận định.
Trong thời gian chiến tranh lạnh từng có biến thể tên lửa 86R mang ngư lôi với đầu đạn hạt nhân, song hiện nay chúng không được sử dụng.
Việc làm mới tên lửa sẽ được thực hiện đến cuối tháng 8/2014 với khoản ngân sách 41,3 tỷ Rub dành cho việc này.