Nga, Iran không có đàm phán bán “rồng lửa” Antey 2500

(Kiến Thức) - Quan chức Iran đang ở Nga tuyên bố hiện 2 nước không có thỏa thuận hay đàm phán về việc Nga bán tên lửa Antey 2500 thay cho S-300.

Nga, Iran không có đàm phán bán “rồng lửa” Antey 2500
Ria Novosti dẫn lời đặc phái viên Iran đang ở Nga, nước này và Nga sẽ không thảo luận đề nghị của Moscow về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500 thay cho hệ thống S-300.
“Đối với hệ thống Antey 2500, nó chỉ là lời nói. Không có thỏa thuận và không có các cuộc đàm phán về vấn đề này”, Đặc phái viên Iran Seyed Mahmoud-Reza Sajjadi nói với Ria.
“Chúng tôi đang chờ đợi đề nghị cụ thể của Nga”, ông này nói tại một cuộc họp báo cùng ngày.
Năm 2007, Nga đã đồng ý cung cấp cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300. Tuy nhiên, do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2010 đã thông qua Nghị quyết 1929 cấm bán vũ khí thông thường cho Iran nên Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã ban hành sách lệnh cấm cung cấp cho Iran một loạt vũ khí bao gồm cả S-300.
Sau đó, chính quyền Tehran đã đệ đơn kiện đòi Moscow bồi thường 4 tỷ USD vì đơn phương phá vỡ hợp đồng. Moscow được cho là đang cố gắng để giải quyết để Tehran rút lại đơn kiện.
Bệ phóng di động hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Antey 2500.
 Bệ phóng di động hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Antey 2500.
Trong tháng 6, Nhật báo Kommersant đưa tin, Nga sẵn sàng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Antey 2500. Đây là biến thể của hệ thống S-300 nhưng vượt trội hơn nhiều trong khả năng phòng không và đặc biệt là chống tên lửa đạn đạo. Nhưng điều này chưa bao giờ được chính thức xác nhận.
Bài báo trích dẫn nguồn tin giấu tên trong Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, Antey 2500 không thuộc phạm vi lệnh cấm mà Tổng thống Medvedev ban hành. Nhưng nguồn tin này không đưa ra căn cứ giải thích.
Trước đó, Nga ngỏ ý cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Tor nhưng Iran không chấp thuận.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tên lửa Antey 2500 hay còn có tên khác là S-300VM (NATO định danh là SA-23 Gladiator) là biến thể cải tiến của S-300V nhằm mục đích phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Nó có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới tầm trung.

Xem biến thể “khủng” nhất của tên lửa S-300

Xem biến thể “khủng” nhất của tên lửa S-300
S-300 là hệ thống phòng không tầm cao chiến lược tiên tiến do Nga sản xuất. Đây là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình phát triển S-300, Nga đã phát triển thành công biến thể chống tên lửa đạn đạo mang tên S-300VM Antey 2500 (NATO định danh SA-23).
 S-300 là hệ thống phòng không tầm cao chiến lược tiên tiến do Nga sản xuất. Đây là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình phát triển S-300, Nga đã phát triển thành công biến thể chống tên lửa đạn đạo mang tên S-300VM Antey 2500 (NATO định danh SA-23).

Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung (tầm phóng tới 2.500km), tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật, chiến lược…
Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung (tầm phóng tới 2.500km), tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật, chiến lược…

Trong vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo, S-300VM Antey 2500 tiêu diệt đồng thời 16 mục tiêu, cự ly tối đa 40km, độ cao 30km. Một tiểu đoàn S-300VM thường bao gồm các thành phần: radar điều khiển, radar trinh sát, xe phóng và các thành phần hỗ trợ. Trong ảnh là đài chỉ huy điều khiển 9S457 đặt trên xe bánh xích.
Trong vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo, S-300VM Antey 2500 tiêu diệt đồng thời 16 mục tiêu, cự ly tối đa 40km, độ cao 30km. Một tiểu đoàn S-300VM thường bao gồm các thành phần: radar điều khiển, radar trinh sát, xe phóng và các thành phần hỗ trợ. Trong ảnh là đài chỉ huy điều khiển 9S457 đặt trên xe bánh xích.

Trong ảnh là đài radar nhìn vòng mọi độ cao 9S15M có thể phát hiện 200 mục tiêu cùng lúc, tầm hoạt động 200km.
Trong ảnh là đài radar nhìn vòng mọi độ cao 9S15M có thể phát hiện 200 mục tiêu cùng lúc, tầm hoạt động 200km.

Đài radar giám sát khu vực 9S19 có thể theo dõi đồng thới 16 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar giám sát khu vực 9S19 có thể theo dõi đồng thới 16 mục tiêu cùng lúc.

Đài radar điều khiển hỏa lực (dẫn đường tên lửa) 9S32 có tầm hoạt động 140-150km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu.
Đài radar điều khiển hỏa lực (dẫn đường tên lửa) 9S32 có tầm hoạt động 140-150km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu.

Hệ thống S-300VM Antey 2500 trang bị 2 loại xe phóng với 2 kiểu tên lửa phòng không tầm ngắn - tầm xa đánh chặn máy bay, tên lửa đạn đạo. Trong ảnh là xe phóng 9A83 với 4 ống phóng.
Hệ thống S-300VM Antey 2500 trang bị 2 loại xe phóng với 2 kiểu tên lửa phòng không tầm ngắn - tầm xa đánh chặn máy bay, tên lửa đạn đạo. Trong ảnh là xe phóng 9A83 với  4 ống phóng.

Xe phóng 9A83M trong tư thế chiến đấu với các ống phóng dựng thẳng đứng.
Xe phóng 9A83M trong tư thế chiến đấu với các ống phóng dựng thẳng đứng.

Đạn tên lửa 9M83M (nặng 3,5 tấn) thiết kế để tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở tầm 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10.
Đạn tên lửa 9M83M (nặng 3,5 tấn) thiết kế để tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở tầm 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10.

Xe phóng 9A82M thiết kế với 2 ống phóng.
Xe phóng 9A82M thiết kế với 2 ống phóng.

Đạn tên lửa 9M82M (nặng 5,8 tấn) thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở cự ly 40km, tốc độ bay Mach 10. Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, tầm bắn đạt tới 200km.
Đạn tên lửa 9M82M (nặng 5,8 tấn) thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung ở cự ly 40km, tốc độ bay Mach 10. Trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, tầm bắn đạt tới 200km.

Xe nạp đạn 9A84 cẩu ống phóng chứa đạn tên lửa lên bệ phóng 9A82.
Xe nạp đạn 9A84 cẩu ống phóng chứa đạn tên lửa lên bệ phóng 9A82.

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?

Tại sao Israel “khiếp sợ” tên lửa S-300?
Mới đây, chính quyền Nga tuyên bố sẽ chuyển giao cho Quân đội Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng đã được ký kết từ trước đó. Động thái này được đưa ra sau khi Không quân Israel thực hiện hai cuộc không kích các mục tiêu quân sự ở ngoại ô Damascus vào ngày 3-5/5.

Vityaz: “người kế tục” S-300 mạnh cỡ nào?

Vityaz: “người kế tục” S-300 mạnh cỡ nào?
Mới đây, Tập đoàn Almaz-Antei đã chính thức trình làng mẫu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Vityaz dùng để thay thế hệ thống S-300 trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới nhà máy ở St. Petersburg.

Tin mới