Nga khoe tên lửa Sarmat "bất bại, xé nát mọi hệ thống phòng thủ"
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat mới của Nga có thể "xé nát" bất cứ hệ thống phòng thủ nào, theo người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos Dmitry Rogozin.
Theo Bảo Châu/Zing.vn
Mời độc giả xem video: Nga tuyên bố tên lửa Sarmat sẽ vượt qua mọi hệ thống phòng thủ Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat có tầm bắn tới 11.000 km, là loại vũ khí chiến lược mới nhất của Nga. Nó có thể mang tới 24 đầu đạn hạt nhân hoạt động độc lập (MIRVs).
Cụ thể, ông Rogozin cho biết trên kênh truyền hình Nga-24 ngày 22/3: "Đây là một tên lửa đạn đạo hạng nặng có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và xé nát chúng thành từng mảnh, bất kể hiện tại hay tương lai".
Theo người đứng đầu ngành vũ trụ Nga, các doanh nghiệp sẽ tuân thủ chặt chẽ tiến độ đơn đặt hàng từ Bộ Quốc phòng Nga.
Sputnik cho biết Sarmat được phát triển từ năm 2011. Năm 2018, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng sẽ tích cực đưa Sarmat vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến phóng thử vào đầu năm 2019. Loạt tên lửa Sarmat đầu tiên sẽ đi vào biên chế quân đội Nga năm 2021.
Nga sẽ sớm triển khai tên lửa Sarmat. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo hãng tin Sputnik, tên lửa Sarmat có tầm bắn tới 11.000 km, là loại vũ khí chiến lược mới nhất có thể mang tới 24 đầu đạn hạt nhân hoạt động độc lập (MIRVs). Chúng có thể tự đổi hướng để tránh bị đánh chặn. Đây là minh chứng cho nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Moscow nhằm ổn định chiến lược toàn cầu, trong bối cảnh Washington lên kế hoạch phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.
Cũng theo ông Rogozin, một khi "đứng trong hàng ngũ", Sarmat sẽ trở thành trụ cột chính của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Ông khẳng định "sát thủ" chiến lược này có thể mang tới 24 đầu đạn siêu thanh Avangard và có khả năng tiêu diệt toàn bộ nước Mỹ.
Khi được triển khai, tên lửa Sarmat có thể đe dọa các sáng kiến của Lầu Năm Góc, bao gồm nỗ lực chế tạo lá chắn phòng thủ tên lửa tối tân và chương trình loại bỏ các vũ khí dẫn đường chính xác khác của đối thủ.
Tổng thống Nga Putin tiết lộ thời điểm trang bị siêu tên lửa Sarmat RS-28
(Kiến Thức) - Theo Bộ Quốc phòng Nga việc bàn giao tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ thứ năm Sarmat RS-28 cho quân đội nước này dự kiến diễn ra vào năm 2020 sau khi các chương trình thử nghiệm kết thúc.
Theo Army Recognition, trong cuộc họp gần đây với các quan chức quốc phòng hàng đầu của Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, việc bàn giao tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ thứ năm Sarmat RS-28 (NATO định danh là SS-X-30) cho quân đội nước này dự kiến diễn ra vào năm 2020.
“Các tổ hợp tên lửa Sarmat sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2020. Trong khi đó, hệ thống Avangard dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ vào năm 2019 và nhiều hệ thống vũ khí mới khác đang trong quá trình thử nghiệm ban đầu”, ông chủ Điện Kremlin thông báo.
Nga hoàn thiện căn cứ “khủng” dành cho siêu tên lửa Sarmat
(Kiến Thức) - Loại siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa nguy hiểm bậc nhất của Nga này hiện đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng để có thể bắt đầu triển khai từ năm 2019 tới đây.
Theo TASS đưa tin hôm 17/12 vừa rồi, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cho việc đưa vào trang bị siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới RS-28 Sarmat trong năm 2019 tới đây, trong đó bao gồm cả các căn cứ dành riêng cho siêu tên lửa Sarmat. Nguồn ảnh: Vanced.
Mỹ đòi hủy tên lửa 9M729, và đây là câu trả lời của Nga
(Kiến Thức) - Phía Mỹ lập luận rằng, tên lửa 9M728 của Nga có tầm bắn công bố là 480 km nhưng con số này có thể gia tăng thêm nhiều lần chỉ bằng cách đơn giản đó là thêm nhiên liệu phóng cho tên lửa.
Theo Sputnik, Moscow khẳng định sẽ không có chuyện Quân đội Nga phá huỷ các tên lửa 9M729 vì những cáo buộc thiếu khách quan của Mỹ. Và cũng khẳng định thêm một lần nữa, tên lửa 9M729 của quốc gia này hoàn toàn không vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF. Nguồn ảnh: Sputnik.