Nga khởi đóng tàu ngầm Kilo cuối cùng cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Nga đã chính thức khởi đóng tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Kilo 636 cuối cùng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày hôm qua (28/5).

Thông tin trên được nguồn tin tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ với hãng thông tấn RIA Novosti.
“Hôm nay (28/5), chúng tôi đã có lễ khởi đóng chiếc tàu ngầm thứ 6 (mang tên HQ-187 Bà Rịa – Vũng Tàu) cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là chiếc tàu ngầm mới nhất trong loạt tàu này”, nguồn tin cho biết.
Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo). Cuối năm 2013 – đầu 2014, Nga đã hoàn tất việc bàn giao 2 chiếc đầu tiên mang tên HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM cho Việt Nam.
Chiếc thứ 3 mang tên HQ-184 Hải Phòng đang thực hiện các cuộc thử nghiệm trên biển, chiếc thứ 4 – HQ-185 Khánh Hòa sẽ ra biển thử nghiệm vào tháng sau.
Cuối cùng, 2 chiếc HQ-186 Đà Nẵng và HQ-187 Bà Rịa – Vũng Tàu đang được đóng. Dự kiến, đến tháng 12/2014 sẽ tiến hành lắp ghép các phân đoạn tàu ngầm HQ-186.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Hai tàu ngầm đã được chuyển giao cho Việt Nam, chiếc thứ 3 sẽ được bàn giao trong năm nay và số còn lại trong giai đoạn 2015-2016”, nguồn tin cho biết thêm.
Các tàu ngầm này được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi – doanh nghiệp đóng tàu hàng đầu của Nga và là một phần trong Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga (UAC). Đây là nơi chuyên chế tạo các tàu chiến mặt nước, tàu ngầm phi hạt nhân và hạt nhân, tàu hậu cần cỡ lớn.
Tàu ngầm Kilo 636 đóng cho Việt Nam được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, đặc biệt là hệ thống hỏa lực cực mạnh với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh

(Kiến Thức) - Quân cảng Cam Ranh ngày nay là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.

Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.
Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.

Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.
Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.

Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.

Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.
 Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.

Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.
Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.

Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran.
Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. 

Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…
Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.

Việt Nam thành lập Lữ đoàn tàu ngầm 189

Dự buổi lễ có Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Tư lệnh Hải quân; thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân; đại diện các cơ quan Quân chủng; lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Hải quân khu vực Khánh Hòa và cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Tin mới