Nga mời Ấn Độ nâng cấp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10M3

(Kiến Thức) - Cục thiết kế KBtochmash của Nga chào hàng Quân đội Ấn Độ nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 9K35 Strela-10M3.

RIR dẫn lời Vladimir Slobodchikov – Giám đốc phụ trách bộ phận phát triển thuộc Cục thiết kế kỹ thuật chính xác Nudelman (KBtochmash) cho biết, Nga vừa giới thiệu cho Quân đội Ấn Độ gói nâng cấp mới dành cho các tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10M3 đang được Quân đội Ấn Độ sử dụng với các biến thể Strela-10M4 hoặc Strela-10MN.
Thông tin này được đề cập tới trong một cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ Nga-Ấn Độ diễn ra gần đây, theo đó phía Nga đã đề nghị giúp Ấn Độ hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Strela-10M3 dưới sự hỗ trợ của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga.
Nga moi An Do nang cap ten lua phong khong 9K35 Strela-10M3
 Tổ hợp tên lửa phòng không di động 9K35 Strela-10.
Tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10 được Quân đội Ấn Độ sử dụng do KBtochmash phát triển từ những năm 1970 và đây cũng là một trong những tên lửa phòng không bán chạy nhất của KBtochmash với hơn 700 tổ hợp đã được sản xuất trước khi Liên Xô sụp đổ, trong đó có khoảng 400 tổ hợp Strela-10 được chuyển giao cho các khách hàng nước ngoài (gồm cả Việt Nam).
Gói nâng cấp mới dành cho 9K35 Strela-10 sẽ bao gồm việc nâng cấp toàn bộ trang thiết bị. Tuy nhiên các đạn tên lửa đất đối không của Strela-10 lại không nằm trong danh mục được nâng cấp. Hạn chế lớn nhất của các tổ hợp Strela-10 thế hệ cũ là chúng không thể tác chiến trong đêm và không có khả năng tầm nhiệt, trong khi đó các biến thể hiện đại hóa Strela-10M4 và Strela-10MN lại có khả năng tác chiến cả ban ngày lẫn ban đêm, theo Slobodchikov cho biết.
Biến thể tổ hợp phòng không Strela-10M3 thế hệ cũ có khá nhiều điểm yếu trong tác chiến nhất là trong đêm tối. Trong khi đó Strela-10MN lại có khả năng tự động phát hiện các mục tiêu trên không trong mọi thời điểm kể cả ban đêm giúp kíp chiến đấu đưa ra các hành động kịp thời trước một mối đe dọa từ trên không.
Strela-10M4 lại được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự và có khả năng bắn hạ nhiều loại mục tiêu khác nhau từ các loại tên lửa hành trình, phương tiện trinh sát không người lái cho đến các phương tiện bay hoạt động ở độ cao thấp hoặc cực thấp.

Điểm danh tên lửa phòng không Nga sẵn sàng xuất ngoại

(Kiến Thức) - Công nghiệp quốc phòng Nga có danh mục dài tên lửa phòng không từ tầm ngắn tới tầm xa sẵn sàng xuất khẩu đi bất cứ đâu trên thế giới.

Diem danh ten lua phong khong Nga san sang xuat ngoai
Đứng đầu trong danh sách hệ thống tên lửa phòng không Nga được chào bán trên thị trường là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 (NATO định danh là SA-10 Grumble) được thiết kế để chống lại các cuộc không kích. Dù được phát triển từ những năm 1970, nhưng tới ngày nay S-300 vẫn được xem là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới.
Diem danh ten lua phong khong Nga san sang xuat ngoai-Hinh-2
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 150-200km, độ cao tối đa 27km. Trong ảnh, đạn tên lửa hệ thống S-300PS rời bệ phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. 

Điểm lại lịch sử oai hùng của Hạm đội Baltic Nga

(Kiến Thức) - Hạm đội Baltic Nga ra đời từ cuộc Đại Chiến Bắc Âu đầu thế kỷ 18 đã trở thành lực lượng hải quân nức tiếng trong suốt mấy thế kỷ.

Diem lai lich su oai hung cua Ham doi Baltic Nga
 Hạm đội Baltic thuộc Hải quân Nga bắt đầu được Hoàng đế Peter thiết lập trong cuộc Đại Chiến Bắc Âu giữa Nga và Thụy Điển kéo dài hơn 2 thập niên từ năm 1700-1721. Ban đầu các con tàu của hạm đội được sản xuất tại Lodeynoye Pole vào năm 1702-1703.
Diem lai lich su oai hung cua Ham doi Baltic Nga-Hinh-2
 Chỉ huy đầu tiên của Hạm đội Baltic là Đô đốc người Hà Lan Cornelius Cruys. Đến  năm 1703, căn cứ chủ chốt của Hạm đội ở Kronshtadt đã được thiết lập. Ảnh: các thủy thủ đang reo hò nâng tạ trên boong tàu của Hạm đội.

Tin mới