Nga: NATO đổ vạ cho ly khai Ukraine vụ MH17

(Kiến Thức) - Phái đoàn thường trực Nga tại NATO cho rằng Tổng thư ký NATO tìm cách gây áp lực lên quá trình điều tra thảm họa MH17 của Malaysia Airlines.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tìm cách gây áp lực lên quá trình điều tra thảm họa máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine khi quan chức này phát biểu với giới truyền thông rằng dường như có bằng chứng liên quan tới một ai đó. Đây là nhận xét của phái đoàn thường trực Nga tại NATO ngày 4/8.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
 Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
Người đứng đầu Ủy ban Các vấn đề đối ngoại Viện Duma Quốc gia Nga, ông Alexei Pushkov, nhấn mạnh rằng, tuyên bố của ông Rasmussen về sự liên quan hư ảo của lực lượng tự vệ là không có bất kỳ bằng chứng nào.
Ông Pushkov tuyên bố: "Nếu quả là ông Rasmussen đang nắm những bằng chứng thuyết phục cho thấy lực lượng tự vệ bắn rơi máy bay Boeing thì ông ta đã đưa ra rồi".
Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 3/8 trên tờ báo Pháp Midi Libre, ông Rasmussen đã gọi lực lượng tự vệ là “những người có lỗi trong vụ tai nạn". Ông đánh giá sự kiện bi kịch ngày 17/7 như một "tội ác chiến tranh".
Máy bay Boeing-777 mang số hiệu chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bay từ Amsterdam về thủ đô Malaysia Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17/7 trong khu vực Donetsk của Ukraine. Tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.

“Tiếp cận khu vực MH17 rơi quan trọng hơn trừng phạt Nga”

(Kiến Thức) - Theo Thủ tướng Australia Tony Abbot, ưu tiên hàng đầu của Australia là tiếp cận vào hiện trường MH17 rơi, hơn là đưa ra thêm lệnh trừng phạt chống Nga.

“Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ không có thêm các lệnh trừng phạt mới trong tương lại. Nhưng bây giờ, quan tâm lớn nhất không phải là các lệnh trừng phạt, và là việc đưa những thi thể về nước càng sớm càng tốt” ông Abbott cho hay.
Australia chưa dừng việc cố gắng để tiếp cận hiện trường vụ rơi máy bay, Thủ tướng Tony Abbot nhấn mạnh.

Ông Tập Cận Bình được ai hậu thuẫn trong vụ Chu Vĩnh Khang?

Reuters ngày 30/7 dẫn nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình nhận được hậu thuẫn của 2 cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.

Vụ Chu Vĩnh Khang phá vỡ “quy tắc” là các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị động đến sau khi nghỉ hưu.
Reuters ngày 30/7 dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được sự hậu thuẫn của hai nhà cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân để mở cuộc điều tra đối với cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

Tin mới