Trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, không tránh khỏi sự cạnh tranh, thậm chí xảy ra chiến tranh. Để có thể lật đổ đối thủ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, một số quốc gia không ngần ngại sử dụng nhiều chiêu thức, thủ đoạn, phương pháp khác nhau, để đánh cắp bí mật của đối phương. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Các quốc gia là địch thủ của nhau, đã dùng tiền bạc, hoặc gây sức ép với những nhân sự quan trọng của đối phương, nhằm lấy được thông tin tình báo của địch và giáng đòn nặng nề vào đối thủ. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Trong cuộc chiến tình báo này, có những người không chịu được cám dỗ vật chất hoặc sự đe dọa, đã bán rẻ lợi ích của Tổ quốc mình. Vô số bài học lịch sử cho trên thế giới đều chứng minh rằng, hầu hết các hành động phản bội Tổ quốc sẽ không kết thúc tốt đẹp. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Trên thực tế, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của thế kỷ trước, việc phản bộ Tổ quốc diễn ra thường xuyên hơn. Vào thời điểm đó, cả Mỹ và Liên Xô đều đang phải "vật lộn" để trở thành “bá chủ thế giới”, nên họ cũng không chừa thủ đoạn, để khuyến khích các hành động phản bộ Tổ quốc của một số cá nhân. Ảnh: Phá hủy máy bay Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Một số người vì bất mãn với chế độ, hoặc phần lớn là ham cuộc sống vật chất hoặc những lợi ích khác đã bán rẻ bí mật của đất nước mình. Những kẻ phản bội Tổ quốc, đã mang theo những bí mật quốc gia, cho các quốc gia thù địch và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Ví dụ điển hình nhất là vụ Viktor Belenko, một kỹ sư hàng không và giảng viên bay người Nga, đã lái chiếc MiG-25 Foxbat bỏ trốn sang Nhật Bản, tạo cho chuyên gia phương Tây cơ hội nghiên cứu trực tiếp chiếc loại máy bay này, khám phá nhiều bí mật bất ngờ. Ảnh: Phi công phản bội Viktor Belenko - Nguồn: Wikipedia. |
Tổn thất lớn nhất của Liên Xô là tài liệu hướng dẫn vận hành máy bay mà Belenko mang theo. Hệ quả là Không quân Liên Xô sau đó phải phát triển một hệ thống radar hoàn toàn mới cho Mig-25, bởi tính năng radar cũ đã bị lộ và các phi công Mỹ sẽ biết cách khắc chế, khiến tiêm kích này gặp bất lợi trong bất kỳ trận không chiến nào trong tương lai. Ảnh: Chiếc MiG-25 đào tẩu bị Mỹ và Nhật Bản khám phá - Nguồn: Wikipedia. |
Tuy nhiên ngay sau khi Liên Xô tan rã, đã xảy ra một số vụ phản quốc hết sức vô lý. Nguyên nhân là việc Liên Xô tan rã quá nhanh, làm cho Ukraine nhảy vọt lên danh sách các cường quốc quân sự của thế giới, Ukraine có đủ cả bộ ba tiến công hạt nhân, tiềm lực quân sự chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Ảnh: Phá hủy máy bay Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Nhưng sau đó, chính vũ khí tự hủy diệt của Liên Xô để lại cho Ukraine đã đưa Ukraine vào tình thế vô cùng khó khăn, khi cả Nga và Mỹ tranh giành ảnh hưởng với Ukraine. Và Liên Xô tan rã, cũng để lại một số nợ lớn cho Ukraine, khiến cho tốc độ phát triển kinh tế của Ukraine ngày càng sa sút. Ảnh: Phá hủy máy bay ném bom Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Để nhanh chóng giải bài toán kinh tế, giảm bớt khó khăn tài chính của đất nước, Ukraine đã bắt tay vào bán tháo di sản quân sự của Liên Xô để lại. Lúc này, các phi công quân sự Ukraine bắt đầu suy nghĩ về tương lai của họ. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Người ta hiểu rằng, tình hình kinh tế ở Ukraine vẫn chưa được cải thiện vào thời điểm đó, Ukraine đã nợ lương phi công trong nhiều tháng, trong lúc tuyệt vọng, một số phi công khó khăn về kinh tế, cần hỗ trợ gia đình bắt đầu lên kế hoạch đào tẩu. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Sau khi hoàn thành đưa gia đình đến Nga định cư trước (thực tế đây là phần lớn phi công người gốc Nga), họ đã tìm đúng thời điểm để bí mật điều 8 máy bay ném bom Tu-160 đến Nga, sau khi các quan chức cấp cao Ukraine phát hiện ra điều này, đã quá muộn để đánh chặn chúng. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Đối với Nga lại là một niềm vui khác, họ không dễ gì đào tạo phi công lái máy bay ném bom chiến lược Tu-160, khi mà Liên Xô đã sụp đổ, món quà đó với Nga không chỉ “từ trên trời rơi xuống” vài phi công, họ thậm chí có được 8 máy bay ném bom Tu-160 hiện đại. Ảnh: Phá hủy máy bay Tu-160 của Ukraine. Nguồn: Topwar |
Những phi công lái máy bay Tu-160 từ Ukraine sang Nga, đã được trao tặng Huân chương Danh dự. Được biết, Liên Xô đã chế tạo tổng cộng 36 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160; 9 trong số đó là máy bay thử nghiệm. Ảnh: Tu-160 của lực lượng Không quân chiến lược Nga - Nguồn: Topwar |
Sau khi Liên Xô tan rã, một phần lớn máy bay ném bom Tu-160 đã được triển khai ở Ukraine. Việc Nga "lấy lại" được số máy bay ném bom trên, góp phần củng bố lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Nga; tuy nhiên cũng để lại mất mát "không nhỏ" với "người anh em" Ukraine. Ảnh: Tu-160 của lực lượng Không quân chiến lược Nga - Nguồn: Topwar |
Video Máy bay ném bom Tu-160 của Nga lập kỷ lục thế giới về bay thẳng - Nguồn: QPVN