Nga quyết lên mặt trăng kiểm tra “dấu chân” Mỹ

Trong khi nhiều người tin sứ mệnh Apollo 11 (1969) của Mỹ đưa con người lần đầu tiên lên mặt trăng, nhiều người khẳng định sứ mệnh này chỉ là một màn kịch.

Chương trình Apollo được xem là thắng lợi to lớn nhất của Mỹ trong cuộc đua không gian với Liên Xô.
Ông Dmitry Rogozin, giám đốc cơ quan hàng không quốc gia Nga Roscosmos, hôm 24-11 nói rằng họ sẽ kiểm tra xem liệu sứ mệnh Apollo 11 có đúng hay không.
Khi được hỏi liệu các phi hành gia Mỹ có thật sự đặt chân lên mặt trăng trong khuôn khổ sứ mệnh Apollo 11 hay không, ông Rogozin tươi cười trả lời rằng: "Chúng tôi đã lập ra một nhiệm vụ để bay và kiểm tra xem họ có thật sự đặt chân lên mặt trăng hay không. Họ nói là họ đã từng vì thế, chúng tôi sẽ kiểm tra".
Nga quyet len mat trang kiem tra “dau chan” My
Nhiều người khẳng định sứ mệnh Apollo 11 (1969) đưa phi hành gia Mỹ lên mặt trăng là một màn kịch. Ảnh: NASA 
Tuần này, Roscosmos tuyên bố sẽ triển khai sứ mệnh đưa phi hành gia Nga lên mặt trăng sau 2030. Theo Roscosmos, họ sẽ làm việc với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) về khái niệm trạm quỹ đạo mặt trăng.
Trước đó, vào đầu tháng 11, ông Dmitry Rogozin cho biết Nga đang cân nhắc thiết lập một trạm viếng thăm dài hạn cho con người trên mặt trăng và nghiên cứu nó với sự hỗ trợ của robot.
Theo thuyết âm mưu xoay quanh chương trình đặt chân lên mặt trăng Apollo 1969, những hình ảnh, video và tài liệu liên quan đến hành trình này đều là giả.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 6, gần 57% người Nga tin thuyết âm mưu nói trên. Ở Anh, một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2016 cho thấy khoảng 52% người dân nước này tin điều tương tự. Theo cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện vào năm 2013, 7% công dân Mỹ nghi ngờ sứ mệnh Apollo 11.

Ảnh hiếm chuyến bay lên Mặt trăng qua ống kính phi hành gia

Những hình ảnh ấn tượng của tàu vũ trụ Apollo qua ống kính của phi hành gia mang đến góc nhìn chân thực về các chuyến thám hiểm Mặt Trăng lịch sử.

Anh hiem chuyen bay len Mat trang qua ong kinh phi hanh gia
Bốn nhà thiết kế châu Âu Simon Phillipson, Joel Meter, Delano Steenmeijer và Floris Heyne đã chọn 225 bức ảnh hiếm về hành trình của Apollo để phát hành trong cuốn sách mang tên Apollo 7-17. Apollo là một trong những chương trình chinh phục không gian nổi danh nhất của Mỹ. Bắt đầu từ năm 1961 và kết thúc trong năm 1975, các tàu Apollo đưa 33 phi hành gia tới quỹ đạo Mặt Trăng. 12 người trong số đó đã đặt chân xuống vệ tinh của Trái Đất. 

Châu Âu sẽ đưa người lên Mặt trăng định cư trong 10 năm tới

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang có một kế hoạch đầy tham vọng đưa người lên Mặt trăng định cư trong 10 năm tới.

Bernard Foing, một nhà khoa học tại ESA cho hay là trong 10 năm tới, châu Âu sẽ xây một "làng Mặt trăng", đưa người lên Mặt trăng định cư, nơi có khoảng 100 người sinh sống.

Ai là người phát minh phương pháp đổ bộ lên mặt trăng?

Sau khi các phi hành gia Mỹ đổ bộ lên mặt trăng thành công năm 1969, NASA chính thức thừa nhận chinh phục mặt trăng dựa trên ý tưởng của một người Ukraina.

Sau khi các phi hành gia Mỹ đổ bộ lên mặt trăng thành công vào cuối tháng 7/1969, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chính thức thừa nhận, rằng nền tảng của chương trình Apollo chinh phục mặt trăng dựa trên ý tưởng của một người Ukraina là nhà vật lý lỗi lạc Yuri Vasilievich Kondratyuk (1897-1942).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nhà vật lý Y. Kondratyuk có tên thật là Aleksandr Ignatyevich Shargei, một nhân vật ít được nhắc tới trong lịch sử Liên Xô cũ. Trong khi ngành du hành vũ trụ Xô Viết thường gắn liền với những tên tuổi như nhà sáng chế Konstantin Tsiolkovsky (1857-1935), Tổng công trình sư Sergey Korolyov (1907-1966), hay phi hành gia Yuri Gagarin (1934-1968)… còn với nhà vật lý Y. Kondratyuk thì chẳng mấy ai đề cập đến.
Nhưng chính nhờ những giả thuyết của ông đã tạo tiền đề cho việc phát triển của kỷ nguyên chinh phục không gian đương đại. Những căn cứ trên quỹ đạo, con tàu du hành, rồi các âu thuyền cho các phi hành gia ra ngoài khoảng không vũ trụ v.v… đều phát xuất từ những phát minh giả thuyết của Y. Kondratyuk từ giữa thập niên 30 thế kỷ trước; ngay cả các lý thuyết về y học vũ trụ cũng vậy.
Ở Liên Xô cũ, các nhà nghiên cứu bắt đầu lưu tâm tới những di sản của Y. Kondratyuk ngay sau khi người Mỹ đổ bộ thành công lên mặt trăng - theo phát minh lý thuyết của ông.
Nhiều chuyên gia am hiểu còn quả quyết, rằng nền kỹ thuật vũ trụ Nga hiện nay đang phát triển theo các giả thuyết bí mật của Y. Kondratyuk mà người Mỹ chưa biết được, bằng chứng là những thành tựu về không gian của Moscow trong thời gian gần đây có nhiều điểm vượt trội hơn Washington - nhất là về các kỳ tích sống dài ngày trong điều kiện vũ trụ, mở đường cho việc chinh phục những khoảng không xa xăm trong thiên hà.

Tin mới