Nga sắp nhận tàu ngầm Kilo giống Việt Nam

(Kiến Thức) - Hạm đội Biển Đen sẽ nhận bàn giao tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka đầu tiên vào tháng 6 năm sau.

Theo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, 3 tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đóng cho Hạm đội biển Đen ở nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Peterburg sẽ được bàn giao trong năm 2014.
“Ngày 28/11 tới đây, nhà máy Admiralty sẽ hạ thuỷ con tàu đầu tiên của lô này - tàu Novorossisk. Và đến sang năm, theo lịch trình, cuối tháng 6, Novorossisk sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga. Cũng có kế hoạch bàn giao hai con tàu nữa gồm “Rostov trên sông Đông” (thủ phủ tỉnh Rostov của Nga) và Staryi Oskol (tên thành phố trên sông Oskol ở tỉnh Belgorod của Liên bang Nga)”, nguồn tin cho biết.
Ông này cho biết thêm, là việc bàn giao con tàu thứ ba - Staryi Oskol sẽ thực hiện vào tháng 11/2014.
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Kilo của Hải quân Nga.
 Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Kilo của Hải quân Nga.
Con tàu đầu tiên thuộc Project 636 Varashavyanka cho Hải quân Nga được khởi công tháng 11/2010, con tàu thứ hai được khởi công tháng 11/2011. Giữa tháng 8/2012 nhà máy đã khởi công Staryi Oskok. Cả lô sáu tàu ngầm phải được bàn giao cho hạm đội Biển Đen trước năm 2016.
Đây là những chiếc tàu ngầm Project 636 Varashavyanka đầu tiên dành cho Hải quân Nga. Hiện nay, trong hạm đội Nga chủ yếu dùng các tàu ngầm Project 877/877EKM Paltus (thế hệ trước của Project 636).
Lưu ý rằng, nhà máy Admiralty Verfi cũng đang thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Project 636 Varshavyanka cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngày hôm qua, tại nhà máy đã diễn ra lễ bàn giao kỹ thuật chiếc tàu đầu tiên cho Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội. Dự kiến, ngày 11/11, tàu sẽ lên đường về nước. Trong năm 2014, nhà máy này có trách nhiệm bàn giao thêm 2 tàu ngầm Kilo nữa cho Việt Nam.
Tàu ngầm Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) có lượng giãn nước khi lặn gần 4.000 tấn, dài 74m, tốc độ hành trình 20 hải lý/h, lặn sâu 300m, thủy thủ đoàn 52 người.
Các tàu này có thể phát hiện ra đối phương ở cự li gấp 3-4 lần cự li mà đối phương có thể phát hiện được chúng. Do tính khó phát hiện nên tàu ngầm này còn được NATO gọi là “hố đen”.

Tàu ngầm Nga đổ về châu Á

Khai sinh lực lượng tàu ngầm Việt Nam

Tàu ngầm Nga lắp hệ thống điện tử Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Bốn tàu ngầm phi hạt nhân Lada Nga bán cho Trung Quốc sẽ dùng hệ thống điều khiển và động cơ do Trung Quốc chế tạo.

Tin mới