Nga tập trận không quân gần 100 máy bay gần Ukraine

(Kiến Thức) - Nga chuẩn bị thực hiện cuộc tập trận quân sự với hơn 100 máy bay ở khu vực miền trung và tây nước này.

Nga tập trận không quân gần 100 máy bay gần Ukraine
Nga chuẩn bị thực hiện cuộc tập trận quân sự với hơn 100 máy bay ở khu vực miền trung và tây nước này, người phát ngôn của Không quân Nga tuyên bố ngày 4/8.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời người phát ngôn Không quân Nga Igor Klimov cho biết, đây là một trong những cuộc tập trận đầu tiên trong năm 2014 của Không quân Nga. 
Su-27 của Không quân Nga trong cuộc tập trận chung với NATO.
Su-27 của Không quân Nga trong cuộc tập trận chung với NATO. 
Hãng thông tấn Reuters của Anh cho rằng đây là động thái của Nga để cho thấy sức mạnh quân sự của nước này ở khu vực biên giới với Ukraine.
Theo ông Igor Klimov, cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay như Su-27, MiG-31, máy bay ném bom thế hệ mới Su-34 và các trực thăng như Mi-8, Mi-24 và Mi-28N. Các máy bay tham gia tập trận có thể thực hiện các bài tập bắn tên lửa. Cuộc tập trận diễn ra từ 4/8 đến ngày 8/8. 
Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì liên quan đến sự kiện này. 

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định, Tổng thống Putin chưa có kế hoạch lâu dài đối với miền đông Ukraine nhưng điều này có thể thay đổi.

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine
Có một số chuyên gia quốc tế tin rằng mục đích của ông Putin ở miền Đông Ukraine là không nhiều. Giáo sư Stephen Walt từ ĐH Havard nghi ngờ liệu ông Putin có ý định nào khác ngoài việc ngăn chặn Ukraine đi theo quỹ đạo của phương Tây hay không. Vị giáo sư này cho rằng, Moscow đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trường lãnh thổ của mình.
Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
 Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
Giáo sư Walt cho rằng, các quốc gia có xu hướng muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa bản thân họ với các nước đối thủ. Như vậy, các nhà lãnh đạo thường phải giữ sự tham vọng của họ trong một mức nhất định. Nếu không làm vậy thì các nước sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những ảnh thưởng tiêu cực về sau. Theo lý thuyết này, tấn công không phải là hình thức phòng thủ tốt nhất trong thời gian dài.

“Tiếp cận khu vực MH17 rơi quan trọng hơn trừng phạt Nga”

(Kiến Thức) - Theo Thủ tướng Australia Tony Abbot, ưu tiên hàng đầu của Australia là tiếp cận vào hiện trường MH17 rơi, hơn là đưa ra thêm lệnh trừng phạt chống Nga.

“Tiếp cận khu vực MH17 rơi quan trọng hơn trừng phạt Nga”
“Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ không có thêm các lệnh trừng phạt mới trong tương lại. Nhưng bây giờ, quan tâm lớn nhất không phải là các lệnh trừng phạt, và là việc đưa những thi thể về nước càng sớm càng tốt” ông Abbott cho hay.
Australia chưa dừng việc cố gắng để tiếp cận hiện trường vụ rơi máy bay, Thủ tướng Tony Abbot nhấn mạnh.

Ông Tập Cận Bình được ai hậu thuẫn trong vụ Chu Vĩnh Khang?

Reuters ngày 30/7 dẫn nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình nhận được hậu thuẫn của 2 cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.

Ông Tập Cận Bình được ai hậu thuẫn trong vụ Chu Vĩnh Khang?
Vụ Chu Vĩnh Khang phá vỡ “quy tắc” là các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị động đến sau khi nghỉ hưu.
Reuters ngày 30/7 dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được sự hậu thuẫn của hai nhà cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân để mở cuộc điều tra đối với cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

Tin mới