Nga tập trận nhắm vào Trung Quốc, Nhật-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, cuộc tập trận hàng chục vạn quân của Nga ở khu vực Viễn Đông là nhằm vào Nhật-Mỹ và Trung Quốc

Nga tập trận nhắm vào Trung Quốc, Nhật-Mỹ
Xe tăng hiện đại của Nga tham gia tập trận.
Xe tăng hiện đại của Nga tham gia tập trận.
Quân đội Nga đang tiến hành cuộc tập trận lớn nhất ở khu vực Viễn Đông, sát biên giới với Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tiến hành cuộc tập trận lớn này vào ngày 12/7 và yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoygu thông báo cho các nước láng giềng như Trung Quốc về cuộc tập trận này. Đây là cuộc tập trận lớn thứ 3 được tổ chức, kể từ ông Putin trở lại làm tổng thống ngày 7/5/2012.
Tổng thống Putin cho rằng tập trận là cách tốt nhất để chứng minh tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, cuộc tập lớn ở khu vực Viễn Đông kéo dài đến ngày 20/7 này “huy động 160.000 quân, 1.000 xe thiết giáp, 130 máy bay và 70 tàu chiến”.
Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Mục đích chính của cuộc tập trận là để kiểm tra sự sẵn sàng của các đơn vị quân đội trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đánh giá trình độ chuyên môn của sĩ quan chỉ huy và kiểm tra mức độ trang bị vũ khí, khí tài của các đơn vị”.
Các quan chức Nga nhấn mạnh rằng tập trận quân sự không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, mà chỉ hướng tới việc tăng cường sự “sẵn sàng chiến đấu” của quân đội Nga.
Giới phân tích nghi ngờ những tuyên bố trên, sau khi Tổng thống Putin ngày 16/7 đi thăm các đơn vị tham gia vào cuộc tập trận trên đảo Sakhalin, ở phía Bắc Nhật Bản.
Thượng tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, ngày 16/7 cho biết trên bãi tập Uspenovsky (Sakhalin) đã diễn ra thao luyện chiến thuật của các Lữ đoàn bộ binh cơ giới 39 và 64, cũng như Lữ đoàn đổ bộ tấn công số 83. Ngoài ra, ông cho biết, tại bãi tập Tsugol (tỉnh Amur) đang hoàn thành việc chuẩn bị diễn tập phối hợp với các quân đoàn 29, 36 và 41. Khoa mục huấn luyện sẽ bao gồm vượt sông và đổ bộ của Lữ đoàn lính dù chiến thuật số 11.
Một vị tướng về hưu của Nga nói với BBC rằng "Phần Sakhalin của cuộc tập trận mô phỏng phản ứng trước một cuộc tấn công giả định của Nhật Bản và quân đội Mỹ”.
Nga và Nhật Bản hiện đang tranh chấp quần đảo Kuril, mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực giải quyết tranh chấp này để hướng sự chú ý của cả hai bên vào sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nhà phân tích quân sự độc lập Alexander Khramchikhin ở Moscow nói với BBC cho rằng “phần tập trận trên bộ là nhắm vào Trung Quốc, trong khi phần tập trận về biển đảo là nhằm vào Nhật Bản”.
Cuộc tập trận lớn ở khu vực Viễn Đông này cho thấy quan hệ Nga-Trung vẫn còn đầy rẫy bất đồng, bất chấp những tiến bộ đạt được trong thời gian gần đây trong lĩnh vực năng lượng và hợp tác quân sự.
Nhiều quan chức Nga nghi ngờ Trung Quốc có một chiến lược thôn tính dài hạn đối với khu vực Viễn Đông của Nga, do số lượng lớn người nhập cư Trung Quốc tràn vào khu vực này trong những năm gần đây. Hồi  thế kỷ 19, Mỹ đã sử dụng chiến lược tương tự để mở rộng lãnh thổ.

Ngay từ năm 2009, nhà phân tích Vassily Mikheev - phó giám đốc của Viện Kinh tế-Chính trị Thế giới (IMEMO) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga -  từng nói với học giả người Mỹ David Shambaugh: “Tình cảm chống Trung Quốc rất mạnh mẽ (ở Nga)… Người ta có cảm giác rằng Trung Quốc muốn xâm chiếm khu vực Viễn Đông của nước Nga. Trong 5-6 năm qua, những tình cảm cũ chống Trung Quốc đang được bổ sung thêm tình cảm chống Bắc Kinh mới, dựa trên nỗi sợ hãi về đe dọa kinh tế”.

Trung Quốc huy động 3 hạm đội tập trận ở Biển Đông

Trung Quốc huy động 3 hạm đội tập trận ở Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc.
 Tàu chiến Trung Quốc.

Tham gia tập trận có lực lượng kết hợp các loại tàu nổi và tàu ngầm của 3 hạm đội hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ITAR-TASS đưa tin.

Mỹ-Philippines tập trận Biển Đông, TQ “ngồi trên đống lửa“

Mỹ-Philippines tập trận Biển Đông, TQ “ngồi trên đống lửa“
Tập trận chung thường niên Mỹ-Philippines.
 Tập trận chung thường niên Mỹ-Philippines.

Từ ngày 27-/6 đến 2/7, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đã diễn ra tại Biển Đông cách đảo Hoàng Nham/Scarborough 108 km, lực lượng binh lính, tàu thuyền và nội dung tập trận mà hải quân Mỹ tham gia lần này đều lập kỷ lục. Phân tích cho thấy, lần này Mỹ - Philippines “di quân” đến khu vực gần đảo Hoàng Nham/Scarborough và tuyên bố sẽ không “chọc giận” Trung Quốc.

Myanmar sắp đối mặt với vấn đề Biển Đông

Myanmar sắp đối mặt với vấn đề Biển Đông
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đó là trọng tâm cuộc thảo luận do Bộ Ngoại giao Myanmar và Tổ chức Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức tại Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar trong hai ngày 12 và 13/7 vừa qua.

Tin mới