Nga tẩy chay hội nghị LHQ về Crimea

(Kiến Thức) - Lấy lý do Crimea giờ là lãnh thổ thuộc Nga, đại diện của nước này đã từ chối tham dự cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an LHQ về bán đảo này.

Nga tẩy chay hội nghị LHQ về Crimea
Chính quyền Nga tuyên bố, Crimea không phải là vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự của hội đồng. Phái đoàn Liên Hợp Quốc (LHQ) của Nga gọi cuộc họp do đại diện của Lithuania và tộc người Tatar tổ chức là “không phù hợp”. Họ coi đây là một nỗ lực của quốc tế nhằm đánh lạc hướng mọi người khỏi “tình trạng nghiêm trọng đang diễn ra ở Ukraine”.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
Lực lượng Nga chiếm đóng một căn cứ của quân đội Ukraine tại Crimea.
“Chúng tôi dứt khoát từ chối hợp tác với Hội đồng Bảo an để tham gia vào “chương trình tuyên truyền” do Lithuania hậu thuẫn. Có thể, cuộc họp kiểu này sẽ đưa ra những thông tin một chiều về tình hình ở Crimea, một vùng chủ thể thuộc Liên bang Nga. Do vậy, phái đoàn Nga quyết định không tham gia sự kiện đó”, một báo cáo dẫn lại cho biết.
Cuộc họp với sự tham gia của những nhà hoạt động ủng hộ ủng hộ chế độ cầm quyền ở Kiev được gọi là Arrira Formula. Tại đó, các nhà ngoại giao, đại diện các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự sẽ cùng nhau thảo luận trực tiếp một cách tự do.
Trước thông tin này, Phó đại sứ của Lithuania tại LHQ Rita Kazragien liền bác bỏ chỉ trích trên của Nga, và mô tả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là bất hợp pháp.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu vào hồi cuối tháng 12/2013 sau khi Tổng thống thân Nga Yanukovych đột ngột dừng ký kết Thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) mà quay sang Nga.
Chính sự khước từ của ông Yanukovych là ngòi nổ cho những cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát, cuối cùng dẫn tới vụ lật đổ của vị tổng thống này vào hồi tháng 2/2014.
Trong khi đó, căng thẳng giữa các quốc gia phương Tây và Nga nổ ra sau khi bán đảo Crimea tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và chính thức nộp đơn xin gia nhập Nga sau cuộc trưng cầu ý dân hôm 16/3.

Tự vệ thân Nga ở Crimea bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine

(Kiến Thức) - Lực lượng tự vệ ủng hộ Nga đã bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine neo đậu ở quân cảng Sevastopol, bán đảo Crimea.

Tự vệ thân Nga ở Crimea bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine
Theo đó, vào hôm 20/3, các tay súng vũ trang đã nổ súng và sau đó bắt giữ tàu hộ tống Khmelnitsky của Hải quân Ukraine. Không có báo cáo thương vong ở vụ này.
 Theo đó, vào hôm 20/3, các tay súng vũ trang đã nổ súng và sau đó bắt giữ tàu hộ tống Khmelnitsky của Hải quân Ukraine. Không có báo cáo thương vong ở vụ này.

Tự vệ Crimea sẽ gia nhập hàng ngũ Quân đội Nga

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Komoyedov hôm nay cho biết, lực lượng tự vệ Crimea sẽ được gia nhập vào hàng ngũ Quân đội Nga.

Tự vệ Crimea sẽ gia nhập hàng ngũ Quân đội Nga
“Sau khi Crimea và Sevastopol sáp nhập vào Nga, lực lượng tự vệ của Crimea sẽ được cải tổ và thuộc biên chế của Quân khu miền Nam”, ông Komoyedov cho hay.
Komoyedov, cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, nhấn mạnh việc thay đó nên được thực hiện nhanh chóng để tăng cường lực lượng quân dự bị ở Ukraine cũng như đảm bảo an ninh cho Crimea.

Lộ nhân vật cố vấn cho Putin sáp nhập Crimea vào Nga

(Kiến Thức) - Người được mệnh danh là “Giáo chủ áo xám” của Điện Kremlin, Vladislav Surkov đứng đầu trong danh sách trừng phạt của Mỹ dấy nghi ngờ, ông chính là chủ mưu việc Nga sát nhập Crimea.

Lộ nhân vật cố vấn cho Putin sáp nhập Crimea vào Nga
Ngay khi Điện Kremlin chính thức ban hành hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea, Nhà Trắng cũng đưa ra danh sách trừng phạt các quan chức Nga bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ông Vladislav Surkov lại đứng đầu danh sách trừng phạt nói trên, đúng thời điểm nhạy cảm này?

Tin mới