Nga thay thế máy bay bằng “tàu thủy lai” Sterkh-10

(Kiến Thức) - Trong tương lai gần, Nga dự định thay thế máy bay vận tải kiểu cũ An-24/28 bằng phương tiện vận chuyển gọi là Ekranoplan Sterkh-10.

(*) Ekranoplan là phương tiện vận chuyển trên mặt nước tốc độ cao, sử dụng “hiệu ứng bề mặt”– áp lực không khí ép lên mặt nước hay mặt đất để bay, áp lực này tăng sức nâng của cánh lên vài lần. Chúng có thể bay trên mặt bằng phẳng bất kỳ như nước, băng, vùng đài nguyên, thảo nguyên. Tuy hình dáng rất giống với thủy phi cơ nhưng nó không phải là một máy bay mà dường như là sự lai ghép tính năng giữa tàu biển và máy bay. Ekranoplan được đánh giá là kinh tế hơn máy bay 2-3 lần và gần như gấp 10 lần tàu thuyền.
Izvestia dẫn lời Chủ tịch hội Ekranoplan Yuri Varakosv, dự án Ekranoplan với tên gọi Sterkh-10 do công ty Orion chuẩn bị theo đặt hàng của Bộ Công nghiệp và Thương mại. Nguyên mẫu đang được chuẩn bị đưa xuống nước và chuyến hành trình đầu tiên theo kế hoạch sẽ diễn ra đầu tháng 8. Tên do chính Bộ Công nghiệp và Thương mại đặt, nó được đưa vào ngay từ đầu trong tài liệu kỹ thuật đặt hàng Ekranoplan. Bộ đã chi gần 70 triệu Rub để chế tạo sản phẩm mẫu thử nghiệm.
Sterkh-10 có khối lượng 10 tấn được thiết kế để bay ở độ cao đến 6m và có thể chuyên chở đến 20 người. Chế độ bay tiết kiệm nhất là ở độ cao từ 0,8-1,5m khi hiệu ứng bề mặt lớn hơn cả. Khác với các loại xuồng, Ekranoplan có thể bay trên băng, tuyết và bãi băng trên mặt nước (sông, hồ, biển).
“Công trình thiết kế - thử nghiệm Sterkh đã kết thúc thành công. Chúng tôi đang tiến hành thử với mục đích khẳng định các tính năng thiết kế trên thực tiễn. Bộ Công nghiệp và Thương mại chuẩn bị quyết định sản xuất hàng loạt những máy bay này”, Varakosov giải thích.
Tuy nhiên ở Bộ Công nghiệp và Thương mại thừa nhận là vẫn còn có khó khăn về những người đặt hàng.
Ekranoplan Sterkh 10.
 Ekranoplan Sterkh 10.
Phó Giám đốc Vụ Công nghiệp đóng tàu và Kỹ thuật biển của Bộ Công nghiệp và Thương mại Andrei Kurnosov giải thích: “Từ thời Liên Xô, không có cơ quan nào đặt Ekranoplan, kể cả Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông và Gazprom. Mọi người đều chờ kết quả nghiên cứu chế tạo”.
Đồng thời ông này ghi nhận là Tổng thống nước Cộng hoà Yakutia (thành viên thuộc Liên bang Nga) Egor Borisov đã có đề nghị gửi Bộ Công nghiệp và Thương mại đẩy nhanh việc nghiên cứu chế tạo Ekranoplan.
“Chúng tôi có văn bản đề nghị, ông ấy cho rằng với điều kiện của nước cộng hoà thì đây là loại hình giao thông rất thuận tiện”, Kurnosov giải thích.
Ông này cho biết thêm, khác với máy bay, Ekranoplan không cần mạng lưới sân bay, nó kinh tế/tiết kiệm hơn và ít có đòi hỏi đối với điều kiện thời tiết.
Phó chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị, Đại tá Hải quân dự bị Konstantin Sivkov giải thích, Ekranoplan sẽ cần cho quân đội.
“Xét từ quan điểm quân sự, không thể diệt Ekranoplan bằng cả tên lửa phòng không, bởi vì nó bay quá thấp đối với các tên lửa này, cả bằng tên lửa chống tàu, bởi vì nó không chạm vào mặt nước và chuyển động quá nhanh. Ngoài ra, nhờ hiệu ứng bề mặt mà sức chở của Ekranoplan lớn hơn nhiều so với máy bay với cùng một tiêu hao nhiên liệu”, Sivkov giải thích.
Theo nhiệm vụ kỹ thuật của Bộ Công nghiệp và Thương mại, đến năm 2015 Sterkh-10 phải thay thế các máy bay chở khách cũ An-28 và An-24.
Nền tảng phát triển Sterkh-10, ekranoplan EK-12P.
 Nền tảng phát triển Sterkh-10, ekranoplan EK-12P.
Ekranoplan mới dựa trên sản phẩm nghiên cứu trước đây của Orion là Ekranoplan EK-12P Ivolga mà năm ngoái ngành Biên phòng của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) đã quan tâm.
Sterkh-10 được làm dưới dạng hai thân gắn với nhau có chung boong và khác với “con quỷ biển Caspi” thời Liên Xô được làm dưới dạng “thuyền bay”. Ngoài ra, một số các phần tử của nó được làm bằng vật liệu composite. Sterkh-10 tách lên khỏi mặt nước hay băng sau khi chạy đà và có tốc độ hành trình 250 km/h.
Dự kiến Sterkh-10 sẽ thực hiện một số chế độ chuyển động (trượt, rẽ nước, cũng như lội nước ra bề mặt tự nhiên.

“Khám” sức mạnh tàu ngầm tấn công số 1 của Hải quân Nga

Ngày 30/12/2012, Hải quân Nga chính thức hạ thủy tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei (project 955) mang tên Vladimir Monomakh. Đây là chiếc thứ 3 trong lớp tàu Borei được hạ thủy, trước đó ngày 1/1/2013, Hải quân Nga đã chính thức tiếp nhận và đưa vào phục vụ tàu ngầm hạt nhân Borei đầu tiên mang tên Yuri Dolgorukiy. 

Số phận “thảm thương” thủy phi cơ khổng lồ VVA-14

Bảo tàng Không quân Monino có một hiện vật có hình dáng kỳ lạ như quái vật, không hề có chú thích hay bất kỳ một thông tin ghi chú nào. Thực tế, đấy là những gì còn lại của thủy phi cơ săn ngầm khổng lồ VVA-14 do nhà sản xuất Beriev (Liên Xô) thiết kế từ những năm 1970.
Bảo tàng Không quân Monino có một hiện vật có hình dáng kỳ lạ như quái vật, không hề có chú thích hay bất kỳ một thông tin ghi chú nào. Thực tế, đấy là những gì còn lại của thủy phi cơ săn ngầm khổng lồ VVA-14 do nhà sản xuất Beriev (Liên Xô) thiết kế từ những năm 1970. 

VVA-14 được thiết kế bởi Robert Bartini nhằm mục đích tấn công tiêu diệt các tàu ngầm chiến lược của Mỹ. Trong ảnh là một chiếc VVA-14 nguyên vẹn đang tung cánh trên trời cao.
VVA-14 được thiết kế bởi Robert Bartini nhằm mục đích tấn công tiêu diệt các tàu ngầm chiến lược của Mỹ. Trong ảnh là một chiếc VVA-14 nguyên vẹn đang tung cánh trên trời cao.

VVA-14 mang theo nhiều tham vọng các kỹ sư Xô Viết thời đó. Họ hy vọng rằng, nó có thể cất cánh thẳng đứng từ mặt nước, bay tốc độ cao tầm xa, trần bay cao.
VVA-14 mang theo nhiều tham vọng các kỹ sư Xô Viết thời đó. Họ hy vọng rằng, nó có thể cất cánh thẳng đứng từ mặt nước, bay tốc độ cao tầm xa, trần bay cao. 

VVA-14 dài tới 25,97m, sải cánh 30m, cao 6,79m, trọng lượng cất cánh tối đa 52 tấn. Chiếc thủy phi cơ trong “thời kỳ hoàng kim” (đầy đủ bộ phận) đã có kiểu dáng kỳ lạ không giống thiết kế máy bay truyền thống. Trong ảnh là VVA-14 đang đậu trên mặt nước nhờ 2 hệ thống phao nổi lớn.
VVA-14 dài tới 25,97m, sải cánh 30m, cao 6,79m, trọng lượng cất cánh tối đa 52 tấn. Chiếc thủy phi cơ trong “thời kỳ hoàng kim” (đầy đủ bộ phận) đã có kiểu dáng kỳ lạ không giống thiết kế máy bay truyền thống. Trong ảnh là VVA-14 đang đậu trên mặt nước nhờ 2 hệ thống phao nổi lớn.

Đầu mũi máy bay rất độc đáo như đầu một con rắn. Trong ảnh là các phi công đang leo lên trong một cuộc thử nghiệm.
Đầu mũi máy bay rất độc đáo như đầu một con rắn. Trong ảnh là các phi công đang leo lên trong một cuộc thử nghiệm.

VVA-14 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30M cho phép đạt tốc độ tối đa 760km/h, tầm bay 2.450km, trần bay 10.000m. Để cất cánh thẳng đứng, VVA-14 phải trang bị thêm 24 động cơ tuốc bin phản lực nâng RD-36-35 nhưng nó chưa bao giờ được lắp đặt.
VVA-14 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30M cho phép đạt tốc độ tối đa 760km/h, tầm bay 2.450km, trần bay 10.000m. Để cất cánh thẳng đứng, VVA-14 phải trang bị thêm 24 động cơ tuốc bin phản lực nâng RD-36-35 nhưng nó chưa bao giờ được lắp đặt. 

Sau khi nhà thiết kế chính Bartini qua đời năm 1974, dự án như “rắn mất đầu” và nhanh chóng bị hủy bỏ sau khi trải qua 107 chuyến bay, với thời gian bay 103 giờ. Năm 1987, VVA-14 được chuyển vào Bảo tàng Hàng không Monino và nằm tại đó vĩnh viễn. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của VVA-14 năm 1992. Khi đó, nó vẫn còn có màu sơn rõ nét và một số bộ phận động cơ.
Sau khi nhà thiết kế chính Bartini qua đời năm 1974, dự án như “rắn mất đầu” và nhanh chóng bị hủy bỏ sau khi trải qua 107 chuyến bay, với thời gian bay 103 giờ. Năm 1987, VVA-14 được chuyển vào Bảo tàng Hàng không Monino và nằm tại đó vĩnh viễn. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của VVA-14 năm 1992. Khi đó, nó vẫn còn có màu sơn rõ nét và một số bộ phận động cơ. 

Dù vậy, cho tới hiện nay thì VVA-14 gần như không còn gì. Toàn bộ cặp động cơ và cánh, đuôi đã bị mất hết.
Dù vậy, cho tới hiện nay thì VVA-14 gần như không còn gì. Toàn bộ cặp động cơ và cánh, đuôi đã bị mất hết. 

Khách tham quan nếu không có bảng chú thích thì ít ai biết rằng đây từng là “niềm tự hào” của công nghiệp hàng không Liên Xô.
Khách tham quan nếu không có bảng chú thích thì ít ai biết rằng đây từng là “niềm tự hào” của công nghiệp hàng không Liên Xô. 

Cận cảnh “đầu rắn” của VVA-14.
 Cận cảnh “đầu rắn” của VVA-14. 

Nhìn từ trên cao, VVA-14 không còn nét gì của một chiếc máy bay vì toàn bộ những yếu tố làm nên nó đã bị mất sạch theo thời gian.
 Nhìn từ trên cao, VVA-14 không còn nét gì của một chiếc máy bay vì toàn bộ những yếu tố làm nên nó đã bị mất sạch theo thời gian. 

Tin mới