Nga thử nghiệm đạn phản lực nhiệt áp mới

(Kiến Thức) - Đạn pháo phản lực nhiệt áp cải tiến đạt tầm bắn xa hơn lên tới 6km và tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn.

 Nga thử nghiệm đạn phản lực nhiệt áp mới
Theo cơ quan báo chí Quân khu phía Nam, các quân nhân Nga trong vài ngày tới sẽ bắn thử nghiệm đạn nhiệt áp dành cho hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino ở gần Volgograd.
“Các đơn vị của lực lượng phòng chống phóng xạ, hoá học và sinh học trong quá trình diễn tập sẽ diễn ra trong mấy ngày tới ở thao trường Prudboy ở tỉnh Volgograd sẽ tiến hành thử đạn nhiệt áp đã cải tiến khi bắn từ hệ thống phun lửa hạng nặng hiện đại TOS-1A Buratino”, đại diện Quân khu phía Nam cho biết.
Hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino phóng đạn.
 Hệ thống phun lửa hạng nặng Buratino phóng đạn.
Đạn pháo phản lực nhiệt áp đã cải tiến có đặc điểm là tầm bắn và độ chính xác tiêu diệt mục tiêu được nâng cao. Theo đó, tầm bắn tăng lên gần gấp 2 lần và đạt 6km, khối lượng đầu đạn cũng tăng lên, do đó tổng uy lực sát thương của tổ hợp tăng lên 15-20%.
Ngoài việc bắn thử đạn pháo phản lực nhiệt áp mới, trong quá trình diễn tập gần Volgograd, lính Nga cũng sẽ bắn đạn thật từ súng phun lửa phản lực đã cải tiến tầm tăng cường RPO PDM-A Shmel-M. Đây là loại vũ khí “cho phép tiêu diệt đối phương trong công sự và xe bọc thép hạng nhẹ ở cự ly đến 1,7km”.
Tổng cộng có hơn 1.000 quân nhân và hơn 120 đơn vị vũ khí trang bị được huy động tham gia diễn tập. Lần đầu tiên mọi lực lượng trực thuộc quân khu đều tham gia diễn tập.

Điểm mặt pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á

Điểm mặt pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad nổi danh do Liên Xô chế tạo, hiện được trang bị trong lực lượng pháo binh quân đội Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad nổi danh do Liên Xô chế tạo, hiện được trang bị trong lực lượng pháo binh quân đội Việt Nam, Myanmar và Campuchia.

Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng…) với tầm bắn xa 20-30km.
Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng…) với tầm bắn xa 20-30km.

Trong ảnh là đơn vị pháo phản lực BM-21 Grad của pháo binh Việt Nam đang khai hỏa vào mục tiêu trong diễn tập bắn đạn thật.
Trong ảnh là đơn vị pháo phản lực BM-21 Grad của pháo binh Việt Nam đang khai hỏa vào mục tiêu trong diễn tập bắn đạn thật.

Pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển dựa trên công nghệ BM-21 Grad. Hiện loại pháo này trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trong ảnh là các giàn phóng RM-70 đang khai hỏa tại một cuộc tập trận vào tháng 4/2013.
Pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển dựa trên công nghệ BM-21 Grad. Hiện loại pháo này trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trong ảnh là các giàn phóng RM-70 đang khai hỏa tại một cuộc tập trận vào tháng 4/2013.

RM-70 thiết kế với giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn đạn rocket đi xa 20km. Điểm khác của RM-70 so với BM-21 Grad là có thêm một giá chứa sẵn 40 đạn 122mm nằm giữa cabin và giàn phóng pháo. Giá đạn này cho phép nạp nhanh 40 đạn vào giàn phóng để rút ngắn thời gian giữa 2 loạt bắn.
RM-70 thiết kế với giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn đạn rocket đi xa 20km. Điểm khác của RM-70 so với BM-21 Grad là có thêm một giá chứa sẵn 40 đạn 122mm nằm giữa cabin và giàn phóng pháo. Giá đạn này cho phép nạp nhanh 40 đạn vào giàn phóng để rút ngắn thời gian giữa 2 loạt bắn.

Pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa DTI-1 do Viện Công nghệ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng Thái Lan) và Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Thiết bị Máy móc Chính xác Cao Trung Quốc (CPMIEC) phát triển, dựa trên pháo phản lực WS-1 của Trung Quốc.
Pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa DTI-1 do Viện Công nghệ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng Thái Lan) và Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Thiết bị Máy móc Chính xác Cao Trung Quốc (CPMIEC) phát triển, dựa trên pháo phản lực WS-1 của Trung Quốc.

DTI-1 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 302mm, có thể bắn những viên đạn rocket đi xa tới 180km. Đây được xem là loại pháo phản lực có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á.
DTI-1 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 302mm, có thể bắn những viên đạn rocket đi xa tới 180km. Đây được xem là loại pháo phản lực có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á.

Pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ phát triển, trang bị cho lực lượng pháo binh Quân đội Cộng hòa Singapore.
Pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ phát triển, trang bị cho lực lượng pháo binh Quân đội Cộng hòa Singapore.

M142 HIMARS thiết kế hệ thống phóng theo kiểu module. Theo đó, ống phóng và đạn rocket nằm tách riêng trong container và nạp vào bệ phóng khi chiến đấu. Mỗi container kết cấu với 6 ống phóng 240mm chứa viên đạn nặng 307kg (tầm bắn 40km).
 M142 HIMARS thiết kế hệ thống phóng theo kiểu module. Theo đó, ống phóng và đạn rocket nằm tách riêng trong container và nạp vào bệ phóng khi chiến đấu. Mỗi container kết cấu với 6 ống phóng 240mm chứa viên đạn nặng 307kg (tầm bắn 40km).

Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960. Hiện Quân đội Indonesia và Malaysia trang bị vài chục bệ phóng ASTROS II.
Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960. Hiện Quân đội Indonesia và Malaysia trang bị vài chục bệ phóng ASTROS II.

ASTROS II thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép bắn 4 loại đạn rocket gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket.
ASTROS II thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép bắn 4 loại đạn rocket gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket.

Xem pháo phản lực mạnh nhất Mỹ chiến đấu

Xem pháo phản lực mạnh nhất Mỹ chiến đấu
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất trang bị cho pháo binh Lục quân Mỹ. Nó được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối phương.

Triều Tiên đặt siêu pháo 240mm tại DMZ “đe dọa” Seoul

(Kiến Thức) - Theo trang tin Strategypage, Triều Tiên đã thay thế pháo phản lực kiểu cũ Type 75 107mm đặt gần khu phi quân sự bằng pháo phản lực mới 240mm.

Triều Tiên đặt siêu pháo 240mm tại DMZ “đe dọa” Seoul

Tin mới