Nga, Trung Quốc ra tuyên bố chung bàn về giải pháp xung đột Ukraine

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng ký và công bố tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và phối hợp song phương trong kỷ nguyên mới, Tân Hoa Xã đưa tin.

Trong tuyên bố, hai bên chỉ ra rằng quan hệ Trung Quốc-Nga không phải là kiểu liên minh chính trị-quân sự trong Chiến tranh Lạnh, mà vượt lên trên mô hình quan hệ giữa nhà nước với nhà nước và có bản chất không liên minh, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Theo đó, hai nước nhất trí tăng cường hợp tác thực thi pháp luật như ngăn chặn “cách mạng màu”, trấn áp “ba thế lực” gồm “Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan”, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế và tội phạm ma túy.
Hai bên đồng thời nhất trí xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn trong hợp tác năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên thúc đẩy các dự án hợp tác năng lượng như dầu khí, than, điện và năng lượng hạt nhân, thúc đẩy triển khai các sáng kiến giúp giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc sử dụng năng lượng phát thải thấp và năng lượng tái tạo.
Nga, Trung Quoc ra tuyen bo chung ban ve giai phap xung dot Ukraine
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng ký và công bố tuyên bố chung. Ảnh: Điện Kremlin
Đáng chú ý, về vấn đề Ukraine, hai bên khẳng định cần tuân thủ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế.
"Các bên lưu ý rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, cần phải tôn trọng các mối quan tâm chính đáng của tất cả các quốc gia trong lĩnh vực an ninh và ngăn chặn sự hình thành đối đầu trong khối, ngừng các hành động làm trầm trọng thêm xung đột", theo tuyên bố đăng tải trên website Điện Kremlin.
Phía Nga đánh giá tích cực lập trường khách quan và không thiên vị của phía Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine. Các bên phản đối bất kỳ quốc gia và khối nào của họ làm tổn hại đến lợi ích an ninh hợp pháp của các quốc gia khác nhằm đạt được các lợi thế quân sự, chính trị và các lợi thế khác. Phía Trung Quốc đánh giá tích cực thiện chí của phía Nga trong việc nỗ lực tái khởi động đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt.
Nga hoan nghênh sự sẵn sàng của Trung Quốc để đóng vai trò tích cực trong giải quyết chính trị-ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine và những ý tưởng mang tính xây dựng được nêu trong tài liệu do phía Trung Quốc soạn thảo "Về lập trường của Trung Quốc trong việc giải quyết chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine".
Đáng chú ý, theo Reuters, hai bên nhấn mạnh đối thoại có trách nhiệm là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp phù hợp và cộng đồng quốc tế cần ủng hộ các nỗ lực mang tính xây dựng có liên quan.
Các bên đồng thời thời kêu gọi chấm dứt tất cả các bước góp phần làm leo thang căng thẳng và kéo dài chiến sự, tránh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đến mức có thể chuyển sang giai đoạn không thể kiểm soát. Các bên phản đối tất cả các biện pháp trừng phạt đơn phương được áp đặt nhằm phá vỡ Hội đồng Bảo an LHQ.

Tổng thống Zelensky thừa nhận Donetsk và Lugansk đang “cực kỳ khó khăn”

Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 14/2 cho biết tình hình ở khu vực Donetsk và Lugansk, miền đông nước này vẫn vô cùng khó khăn.

Trong bài phát biểu mới nhất, ông nói: “Đây thực sự là những trận đánh giành giật từng mét đất tại Ukraine. Chúng ta phải thận thức được tầm quan trọng của những trận đánh này. Nỗ lực giành thêm được mỗi mét đất đồng nghĩa với việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của đất nước chúng ta".

Lời hứa viện trợ xe tăng cho Ukraine đã bị “phóng đại“

Các nước thành viên NATO đang "đột ngột lo ngại" về việc gửi xe tăng cho Ukraine, do họ dường như không có hàng dự trữ.

Theo Wall Street Journal, Phần Lan, quốc gia đã gây sức ép buộc Đức phải chấp thuận viện trợ xe tăng Leopard 2, có thể sẽ chỉ gửi được “một vài chiếc” cho Ukraine, nhưng rất có thể chương trình chuyển giao sẽ chỉ diễn ra khi Helsinki chính thức gia nhập NATO.

Loi hua vien tro xe tang cho Ukraine da bi “phong dai“

Quá trình chuyển giao xe tăng viện trợ cho Ukraine có thể bị kéo dài do các nước có rất ít xe tăng dự trữ trong kho. Ảnh: AP

Chuyện này khiến Berlin trở thành nhà cung cấp xe tăng lớn duy nhất cho Kiev. Song theo Wall Street Journal, đây là điều mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz rất muốn tránh.

Trong kho quân đội nhiều nước châu Âu là thành viên của NATO có hơn 2.000 xe tăng Leopard 2, nhưng cho tới nay, chỉ có Berlin và Warsaw cam kết gửi xe tăng cho Ukraine. Đức và Ba Lan đã hứa mỗi nước viện trợ khoảng 14 xe tăng. Warsaw cũng sẽ cung cấp 60 chiếc T-72 đã được nâng cấp, trong khi Berlin đang mua gần 190 xe tăng Leopard 1 đã ngừng hoạt động để tân trang.

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị được nhận 300 chiếc xe tăng ngay lập tức. Vào thời điểm này, Canada đã hứa tài trợ 4 xe tăng, và Bồ Đào Nha hứa gửi 3 chiếc.

Hà Lan và Đan Mạch sẽ không gửi bất kỳ xe tăng nào cho Ukraine, nhưng đồng ý tài trợ để giúp Đức mua lại cũng như tân trang khoảng 100 chiếc Leopard 1 đời cũ đã ngừng hoạt động cách đây 20 năm và đang bị hư hỏng.

Theo bà Minna Alander tại Viện Đối ngoại Phần Lan, Đan Mạch chỉ có 44 chiếc Leopard và Hà Lan vận hành 18 chiếc được thuê từ Đức. Cũng theo bà Alander, Phần Lan đối mặt với "hạn chế" là họ còn phải dùng xe tăng để bảo vệ đường biên giới dài giáp với Nga.

Anh cũng đã hứa sẽ tài trợ 14 xe tăng Challenger 2, và quá trình chuyển giao cho Ukraine có thể diễn ra vào cuối tháng Ba. Mỹ đã cam kết cung cấp 31 xe tăng Abrams, nhưng việc đưa số thiết bị này đến Ukraine có thể mất tới hai năm.

Sau khi được một số nước hứa viện trợ xe tăng, Tổng thống Zelensky lại tiếp tục kêu gọi được cung cấp các máy bay chiến đấu khi ông này thực hiện các chuyến đi tới London, Paris và Brussels.

Mỹ và các đồng minh đã chi hơn 120 tỷ USD để hỗ trợ chính quyền Kiev trong một năm qua. Moscow đã nhiều lần cảnh báo việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến, và có nguy cơ kéo các nước phương Tây vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.

Tin mới