Nga tung đòn trả đũa Kiev sau vụ khiêu khích quá đà

Nga tung đòn trả đũa Ukraine sau khi Kiev đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với hai hãng hàng không lớn Nga là Aeroflot và Transaero.

Nga tung đòn trả đũa Kiev sau vụ khiêu khích quá đà
Hôm 28/9, Nga tung đòn trả đũa Kiev khi tuyên bố đóng cửa không phận với các hãng hàng không của Ukraine từ ngày 25/10.
Theo chỉ đạo từ Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev, Cơ quan Vận tải Liên bang Nga “được yêu cầu thông báo cho các hãng hàng không Ukraine đang cung cấp dịch vụ bay đến Nga thông tin rằng họ sẽ bị cấm sử dụng không phận của Nga từ ngày 25/10," hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Giao thông-Vận tải Nga cho biết.
Lệnh cấm trên là đòn đáp trả “ăn miếng trả miếng” cứng rắn và quyết liệt của Nga dành cho Ukraine, sau khi chính quyền Kiev hồi tuần trước đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với hai hãng hàng không lớn của Nga là Aeroflot and Transaero. Lệnh này cũng có hiệu lực từ ngày 25/10.
Nga tung don tra dua Kiev sau vu khieu khich qua da
Khiêu khích Nga quá mức, Ukraine đã phải trả giá bằng việc phải hứng chịu đòn đáp trả tương tự.
Có thể nói, Nga đã vô cùng phẫn nộ trước việc nước láng giềng Ukraine tung ra một cú giáng bất ngờ mới, nhằm vào họ trong cuộc chiến trừng phạt đang leo thang liên tục. Đây là một phần trong một loạt các biện pháp trừng phạt mà Ukraine tung ra với Nga vì cáo buộc Moscow hậu thuẫn cho lực lượng ly khai ở miền đông.
Moscow miêu tả hành động của Kiev là cực kỳ điên rồ và đương nhiên sẽ vấp phải đòn trả đũa từ Nga.
“Đòn” bất ngờ của Kiev được tung ra chỉ khoảng một tuần sau khi nước này vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt thêm với hơn 90 công ty và thực thể, chủ yếu đến từ Nga, trong đó có hãng hàng không Transaero (TAER.MM) và Aeroflot (AFLT.MM).
Chưa dừng lại ở lệnh cấm các chuyến bay của Nga, chính phủ Ukraine còn cấm các cơ quan, công ty nhà nước của Ukraine dùng phần mềm của Nga, cụ thể là phần mềm diệt virus của tập đoàn Kaspersky Lab. Các tổ chức, cơ quan nhà nước của Ukraine cũng bị cấm sử dụng hàng hóa và dịch vụ do các công ty Nga sản xuất hoặc cung cấp.
Quan hệ giữa Nga và Kiev hiện nay giống như những “kẻ thù không đội trời chung”. Cuộc đối đầu giữa hai bên xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng bùng lên ở Ukraine hồi cuối năm 2013. Chính quyền Kiev hiện nay đang theo đuổi một chính sách chống Nga mạnh mẽ và quyết liệt.
Trong suốt hơn 16 tháng qua, Kiev liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở đất nước của họ cũng như kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông. Kiev tố cáo Moscow đưa quân và vũ khí vào hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine.

Nga yêu cầu đưa bằng chứng hiện diện ở Ukraine

(Kiến Thức) - Đại diện của Nga ở PACE Alexei Pushkov đã yêu cầu phương Tây cung cấp bằng chứng chứng minh quân đội Nga hiện diện ở Ukraine.

Nga yêu cầu đưa bằng chứng hiện diện ở Ukraine
Trong một cuộc tranh luận về tình trạng nhân đạo ở Ukraine, chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Nga, đồng thời là đại diện Nga tại PACE Alexei Pushkov cho biết: "Không một người Nga nào xâm lược Ukraine. Chúng tôi cần bằng chứng về việc quân Nga hiện diện ở Ukraine. Chúng tôi chưa thấy bằng chứng nào như thế".
Trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ Jane Psak đã không xác nhận thông tin có sự xuất hiện của quân Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Ukraine tung đòn cuối cắt đứt quan hệ với Nga?

Chính quyền Ukraine gần đây liên tiếp có những động thái nhằm cắt đứt quan hệ với Nga một cách không thương tiếc.

Ukraine tung đòn cuối cắt đứt quan hệ với Nga?
Các nghị sĩ Ukraine hôm 21/5 đã quyết định hủy bỏ 5 thỏa thuận an ninh then chốt với Moscow, trong đó có thỏa thuận cho phép Nga đưa quân tới một khu vực ly khai của Moldova và mua vũ khí sản xuất tại Ukraine. Đây là một bước đi thêm nữa của chính quyền Kiev nhằm cắt đứt quan hệ với Nga, nước láng giềng sát nách cũng từng là một người “bạn lớn” thân thiết của Ukraine.
Những thỏa thuận vừa hủy bỏ trên thực tế đã bị tạm ngưng ngay từ khi nổ ra cuộc xung đột ở miền đông Ukraine cách đây 13 tháng – một cuộc xung đột mà Kiev đổ lỗi cho điện Kremlin đã kích động gây ra.

Cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ

(Kiến Thức) - Siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ hiện đang tham gia chiến dịck không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.

Cuộc sống trên siêu tàu sân bay Mỹ
Cuoc song tren sieu tau san bay My
Siêu tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được ví như một đảo thép nặng 100.000 tấn nổi trên mặt biển. Nó có thể chở được ít nhất 70 máy bay chiến đấu và hơn 5.000 phi công, thủy thủ và nhân viên sinh.

Tin mới