Ngạc nhiên mớ vũ khí cổ vẫn được Mỹ trọng dụng

(Kiến Thức) - B-52, súng máy M2, M240, trực thăng CH-47…đều là những vũ khí đồ cổ có tuổi đời quá nửa thế kỷ, nhưng chúng vẫn được trọng dụng.

Trang mạng TP mới đây đăng bài đánh giá 6 vũ khí đồ cổ nhưng vẫn đang được Quân đội Mỹ “sủng ái” trong nhiều năm tới.
Máy bay ném bom chiến lược B-52
Trong cuộc tranh luận mới đây của Đảng Cộng hòa tại Mỹ, ứng cử viên Mike Huckabee đã chọn máy bay ném bom B-52 Stratoforess làm ví dụ minh chứng rằng quân đội đang bị hạn chế khi cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng, ví dụ này không thuyết phục. B-52 đã phục vụ tốt trong thập kỷ vừa qua, thậm chí trong năm 2012, đã ghi điểm hoàn thành nhiệm vụ cao hơn so với các đời máy bay ném bom mới hơn như B-1B Lancer và B-2 Spirit.
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung
 Máy bay ném bom chiến lược B-52H.
Nhà sản xuất Boeing dự tính, tuổi thọ của phi đội B-52 có thể kéo dài tới năm 2040, dù Không quân Mỹ mong muốn bắt đầu thay thế chúng trong một vài năm tới với Chương trình Máy bay ném bom tầm xa và một dự án phát triển máy bay mới vào năm 2037. Khi B-52 chính thức “về hưu”, “tuổi thọ” của chúng sẽ vào khoảng 90 tuổi và thiết kế của dòng máy bay này sẽ tiếp tục được kế thừa.
Đại liên M2 Browing
Với biệt danh “Ma Deuce” hay “The Fifty” (50), súng máy hạng nặng M2 12,7mm đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 1933. Được thiết kế bởi nhà phát minh John Browing và sản xuất bởi hãng FN Herstal, M2 được sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ II.
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung-Hinh-2
 Binh sĩ Mỹ lau chùi khẩu M2 Browning.
M2 được trang bị cho hàng nghìn máy bay, tàu chiến và đơn vị lính bộ binh của Mỹ cùng nhiều nước khác. Năm 1968, ứng viên thay thế M2 là M85 được cho ra mắt.
M85 đã được lắp đặt trên xe tăng M60 Patton, xe tấn công đổ bộ LVPT-7, tuy nhiên đã gặp phải nhiều vấn đề về độ tin cậy. Do vậy, M2 tiếp tục phục vụ và còn được nâng cấp với Hệ thống vận hành từ xa thông thường. Nhiều khả năng, M2 sẽ tiếp tục có mặt trong các kho vũ khí trong vài thập niên tới.
Trực thăng CH-47 Chinook
Dòng trực thăng hai động cơ trước sau này bắt đầu tham gia chiến đấu năm 1966 trong Chiến tranh Việt Nam với vai trò vận chuyển pháo binh tới miền Nam Việt Nam. Phiên bản trang bị hỏa lực hạng nặng ACH-47A cũng được sử dụng chi viện hỏa lực với số lượng hạn chế.
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung-Hinh-3
 Trực thăng CH-47 Chinook.
Ưu điểm của Chinook càng được chứng tỏ trong Chiến dịch Tự do bất diệt (Operation Enduring Freedom) khi vận hành ở độ cao lớn trên vùng núi Afghanistan.
Quân đội Mỹ đang muốn thay thế Chinook bằng máy bay cánh quạt xoay V-22, nhưng trước hết ưu tiên thay thế sẽ được tập trung vào dòng trực thăng UH-60 Black Hawk. Trong khi đó, họ có kế hoạch nâng cấp Chinook nhằm kéo dài “tuổi thọ” tới 99 năm.
Súng không giật Carl Gustaf
Ở độ tuổi trên 60, loại súng phóng không giật 84 mm này vẫn được sử dụng trên chiến trường. Được phát triển cho Quân đội Thụy Điểm năm 1948, Carl Gustaf bắt đầu tham gia Quân đội Mỹ khi Trung đoàn Ranger số 75 thay thế súng M67 vào cuối những năm 1980.
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung-Hinh-4
 Súng không giật chống tăng Carl Gustaf.
Với biệt danh “Ngỗng” (Goose), Carl Gustaf nhanh chóng trở lên phổ biến trong các đơn vị đặc nhiệm Mỹ trong các nhiệm vụ phá boong-ke, hầm, trại lính tại Afghanistan, sau đó được biên chế mở rộng cho các lực lượng quân đội khác.
Đặc điểm nổi bật của Goose là tính linh hoạt với nhiều loại đạn như đạn chống tăng, đạn nổ, và đạn sáng. Nhà sản xuất Saab Defense và Security USA đã cho ra mắt phiên bản mới của Goose là M4 với cải tiến kính ngắm điện tử.
Máy bay vận tải C-130 Hercules
C-130 đang giữ kỷ lục sản xuất liên tục trong thời gian dài nhất trong các máy bay quân sự. Chúng đã phục vụ trong Không quân Mỹ và các nước từ năm 1954, với nhiều vai trò khác nhau. Phiên bản AC-130 có gắn súng đặc nhiệm, trong khi phiên bản MC-130 có vai trò chi viện cho lực lượng đặc nhiệm. Ngoài ra C-130 có vai trò tác chiến điện tử, tâm lý, tiếp liệu trên không, tìm kiến cứu nạn…
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung-Hinh-5
 Máy bay vận tải C-130J.
Phiên bản mới nhất, C-130J Super Hercules có hệ thống điện tử mới, động cơ mới và cánh quạt 6 lá bằng chất liệu composit. Hercules sẽ phục vụ ít nhất là tới năm 2030 khi Không quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm loại chuyên vận thế hệ mới theo chương trình C-X.
Trung liên M240
Trung liên cỡ M240 7,62mm là trụ cột cho các đơn vị bộ binh trong Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ với khả năng bắt tự động tầm xa.
Loại súng này được biên chế năm 1977, là phiên bản cải tiến của súng máy Fabrique Nationale MAG (được sản xuất năm 1958). Ngoài phiên bản M240B và M240G dùng cho bộ binh, M240 còn được gắn trên xe bọc thép và trực thăng.
Ngac nhien mo vu khi co van duoc My trong dung-Hinh-6
 Trung liên M240.
Khuyết điểm duy nhất của M240 là trọng lượng tới 12 kg. M240 đã được cải tiến để giảm trọng lượng với phiên bản M240L có trọng lượng ít hơn 1,4kg, bởi vậy có thể sẽ tiếp tục phục vụ trong vài thập niên tới.
Dù hãng General Dynamics gần đây đã giới thiệu mẫu trung liên mới kiểu 338 nhưng chúng được cho là chưa đủ tầm để thay M240.

Sự thật thú vị ít biết về Quân đội Mỹ

(Kiến Thức) - Cấp bậc phổ biến nhất là chuyên gia, một năm đốt hết 2 tỷ lít nhiên liệu, 31/44 Tổng thống Mỹ là quân nhân...là các sự thật ít biết về Quân đội Mỹ.

Su that thu vi it biet ve Quan doi My
Điều đầu tiên trong những sự thật ít biết về quân đội Mỹ là, Quốc khánh nước Mỹ là vào ngày 4/7/1776 nhưng Quân đội Mỹ thì đã ra đời từ trước đó một năm. Vào mùa xuân năm 1775, người Mỹ muốn tấn công người Anh ở gần Boston nhưng họ biết rằng muốn làm vậy thì trước hết cần phải cấu trúc lại tổ chức mới đối đầu được với những người lính chuyên nghiệp của đối phương. 
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-2
Vì thế vào ngày 14/6/1775 Quốc hội Lục địa thông qua một nghị quyết chính thức thành lập quân đội. Một ngày sau Washington được bổ nhiệm làm Tư lệnh và nắm quyền chỉ huy quân đội của ông ở Boston vào ngày 3/7/1775. 
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-3
 Theo Wearethemighty, hiện quân đội Mỹ có hơn 1 triệu binh sĩ gồm một nửa đang hoạt động thường trực, nửa còn lại là các thành phần dự bị của Vệ binh Quốc gia và dự bị động viên. Nếu đặt tất cả các binh sỹ quân đội Mỹ vào một thành phố thì thành phố ấy sẽ lớn thứ 10 nước Mỹ về dân số.
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-4
 Mặc dù bị ảnh hưởng bởi chính sách cắt giảm ngân sách nên năm 2015, quân số của quân đội Mỹ giảm xuống khoảng 1.042.000 người. Tuy nhiên với con số đó, quân đội Mỹ vẫn duy trì vị trí là đơn vị sử dụng lao động lớn thứ hai sau tập đoàn Walmart (với 2,2 triệu lao động trong biên chế).
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-5
 Trong quân đội Mỹ có một điều sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người đó là cấp bậc phổ biến nhất là các “chuyên gia”. Theo thống kê trong toàn bộ các lực lượng thường trực và dự bị, trong năm 2015, quân đội Mỹ có đến 264.890 người được gọi là chuyên gia, con số này chiếm hơn một phần tư quân số.
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-6
Trước đây Quân đội Mỹ từng có hệ thống thứ bậc cho chuyên gia từ Spec-4 đến Spec-9 nhưng điều này đã bị loại bỏ vào năm 1985. Thay vào đó người ta gọi chung bậc Spec-4 để chỉ những người sẵn sàng nhập ngũ và từ “chuyên gia” ra đời từ đó. Trong ảnh là phù hiệu của các "chuyên gia".
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-7
 Nói cho dễ hiểu, các chuyên gia là những người dự bị thường trực luôn sẵn sàng bổ sung cho quân đội nhất. Nhưng họ còn có điểm đặc biệt nữa là họ có thể “làm thuê” cho bất kỳ việc gì mà quân đội đang cần nhưng đang thiếu nhân lực.
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-8
Cũng như nhiều quân đội khác, quân đội Mỹ cần rất nhiều nhiên liệu. Một báo cáo năm 2008 của quân đội Mỹ cho biết họ đã mua vào 880 triệu gallon nhiên liệu cho các hoạt động của mình trong năm đó. 1 gallon bằng khoảng 3,7 lit. Như vậy một năm quân đội Mỹ đốt hết hơn 2 tỷ lít nhiên liệu các loại. 
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-9
 Một điều đáng lưu ý nữa là hầu hết các Tổng thống Mỹ đều từng có thời gian phục vụ quân đội. Trong số 44 người đã từng là Tổng thống Mỹ, có đến 31 người từng tham gia nghĩa vụ quân sự. 24 người trong số 31 người đã phục vụ trong quân đội hoặc dân quân (nay gọi là Vệ binh Quốc gia).

Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-10
 Mặc dù việc từng tham gia quân đội không phải là một điều kiện để trở thành Tổng thống nhưng nhiều Tổng thống Mỹ đã tiến đến chức vụ này từ những vị trí trong quân đội. Chẳng hạn Washington (người trong ảnh) từng là một anh hùng chiến tranh.
Su that thu vi it biet ve Quan doi My-Hinh-11

Điều ít biết thứ 7 là Quân đội Mỹ sở hữu rất nhiều đất đai. Nếu gộp lại các nơi mà họ sở hữu, diện tích đó còn lớn hơn so với Hawaii và Massachusetts kết hợp lại. Theo thống kê, quân đội Mỹ sở hữu 15 triệu mẫu đất trên khắp nước Mỹ tương đương với khoảng 24.000 dặm vuông.

Lộ hình ảnh vụ thử hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sau gần 40 năm, hình ảnh về vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được Quân đội Trung Quốc thực hiện trong năm 1976 cuối cùng đã được công bố.

Lo hinh anh vu thu hat nhan lon nhat cua Trung Quoc
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc vừa cho công bố những bức ảnh đầu tiên ghi lại quá trình quân đội nước này thực hiện vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lớn nhất của nước này vào 17/11/1976. Vụ thử nghiệm đã tạo ra vụ nổ có sức công phá cao hơn nhiều lần so với các báo cáo trước đây từng được Trung Quốc công bố.

Lộ trang bị giúp lính Mỹ chiến đấu như “siêu nhân”

(Kiến Thức) - Sau nhiều năm kiên trì, Mỹ đã tiến đến việc sản xuất được một bộ quần áo robot giúp người mặc có năng lực như siêu nhân để ứng dụng cho quân sự.

Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”
Trong nhiều thập niên, quân đội Mỹ và các đối tác tư nhân đã liên tục thực hiện các dự án hướng đến một công nghệ như là khoa học viễn tưởng, đó là ý định cho ra đời một bộ quần áo robot. Bộ quần áo đó có thể làm tăng thêm sức mạnh tự nhiên cho quân nhân, cho phép họ có thể nâng được những vật nặng không tưởng được và chạy trên chiến trường với tốc độ đáng kinh ngạc. 
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-2
 Hiện nay các loại quần áo này khác nhau về tính năng, nhưng nó có thể cho phép binh sỹ mang được trọng lượng gấp 17 lần người thường và giảm đáng kể sự mệt mỏi cho họ trên đường hành quân. Ví dụ với bộ quần áo dạng này, người lính có thể mang nặng 400 pound nhưng họ chỉ cảm nhận như là mang 23,5 pound.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-3
Theo Wearethemighty, ý tưởng chế tạo quần áo robot đã có từ 50 năm qua nhưng nó chỉ thực sự tăng tốc từ những năm 1990. Sau nhiều nguyên mẫu cồng kềnh và chưa tiện dụng, vào năm 1997, công ty Cyberdyne của Nhật đã đưa ra nguyên mẫu đầu tiên của bộ quần áo robot mang tên Limb Assistive Hybrid (HAL).
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-4
 Quân đội Mỹ và Hàn Quốc muốn cung cấp tài trợ cho chương trình nhưng công ty này muốn tránh ứng dụng quân sự cho công nghệ của họ. Nguyên mẫu đầu tiên được tạo ra tại Đại học Tsukuba với mục đích hỗ trợ người tàn tật và người già trong công việc hàng ngày. Toàn bộ hệ thống HAL ban đầu được gắn máy tính và pin với khối lượng đến 49 pound (hơn 20 kg).
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-5
Năm 2013, thế hệ thứ 5 của nguyên mẫu HAL đã được nhận giấy chứng nhận an toàn toàn cầu dùng trong y tế trên toàn thế giới. HAL 5 đã giảm được một nửa khối lượng so với nguyên mẫu HAL ban đầu, chỉ còn 22 pound. Nó có thể cảm nhận tín hiệu sinh học trên bề mặt da để phản ánh thành chuyển động của người dùng. 
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-6
 Bộ HAL 5 có thể hoạt động trong khoảng 1 tiếng rưỡi trong một lần sạc pin đầy. Trong thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật, các nhân viên cứu hộ đã sử dụng bộ quần áo này vì nó có thể cho phép họ mặc đồ bảo hộ nhiều hơn và làm việc lâu hơn mà không mệt mỏi. Ảnh minh họa một bộ quần áo robot do Mỹ phát triển.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-7
 Trong khi đó, ở Mỹ, năm 2000, cơ quan phát triển vũ khí và công nghệ của Mỹ (DPRPA) cũng tài trợ 50 triệu USD cho một mẫu quần áo robot mang tên Berkeley Lower Extremity Exoskeleton (BLEEX). Mẫu thử nghiệm này cho phép người dùng có thể đeo trên người hơn 200 pound (hơn 100 kg) mà không có cảm giác nặng.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-8
 Năm 2006, DPRPA lại cấp tiền cho công ty Sarcos ở bang Utah để phát triển một bộ quần áo robot mang tên XOS. Bộ này cho phép người dùng mang trọng lượng gấp 6 lần người thường tức là khoảng 180 pound mà cảm giác như chỉ có 30 pound. Trong ảnh là XOS 2.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-9
 Sang năm sau, tập đoàn Raytheon mua lại Sarcos và đến 2010 họ phát hành XOS 2 với một loạt tính năng cải tiến hơn. XOS 2 cho phép người dùng mang được trọng lượng gấp 17 lần sức mang người thường. Nó cũng có khối lượng giảm 10% và tiêu thụ mức năng lượng ít hơn một nửa so với XOS. 
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-10
Theo Daily Tech năm 2000, một hướng khác trong phát triển quần áo robot được phát triển với sản phẩm là Human Universal Load Carrier (HULC). Đây thực chất là một hệ thống xương bên ngoài cơ thể để giúp người mang nó tăng sức mạnh trong việc mang vác nặng với trọng lượng lên tới 200 pound.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-11
Năm 2009, HULC được phát triển để phục vụ quân sự. Nó có thể hoạt động trong nhiều địa hình đa dạng và hỗ trợ khả năng tải trọng ở cả trước và sau đồng thời có đủ năng lượng để hoạt động liên tục trong 8 giờ. 
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-12
 Song song với các công ty tư nhân, DARPA cũng thực hiện chương trình Warrior Web nhằm tạo ra một thiết bị để bảo vệ các khớp xương cho người lính. Thiết bị này giúp một người lính có thể dễ dàng mang vác nặng mà các khớp xương của họ không phải chịu quá nhiều áp lực.
Lo trang bi giup linh My chien dau nhu “sieu nhan”-Hinh-13
 Hơn 50 năm qua, các thiết kế quần áo robot đã đi từ một công nghệ chưa được chứng minh và thậm chí hơi ảo tưởng đến những sản phẩm thực tế. Bây giờ chúng đang trở nên nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng và linh hoạt hơn. Những thành công này có nghĩa là vấn đề Mỹ phát triển công nghệ này sang một phiên bản quân sự thực tế chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tin mới