Ngạc nhiên những món bánh ngon kinh điển của miền Tây

Ngạc nhiên những món bánh ngon kinh điển của miền Tây

(Kiến Thức) - Những món bánh có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ này chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng với hương vị của chúng ngay lần thử đầu tiên.

Xem toàn bộ ảnh
Bánh gan: Bánh gan có chút tương đồng với bánh flan nhưng không được hấp mà được nướng. Điểm đặc biệt của bánh là không dùng bột như các loại bánh khác mà chỉ làm từ trứng vịt, dừa khô, đường, hồi và dầu ăn. Bánh khi ăn có mùi thơm, vị béo của trứng và dừa và hơi tanh.
Bánh gan: Bánh gan có chút tương đồng với bánh flan nhưng không được hấp mà được nướng. Điểm đặc biệt của bánh là không dùng bột như các loại bánh khác mà chỉ làm từ trứng vịt, dừa khô, đường, hồi và dầu ăn. Bánh khi ăn có mùi thơm, vị béo của trứng và dừa và hơi tanh.
Bánh bò rễ tre là món ngon dân dã của người miền Tây. Món bánh này có cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao mới làm nên những mẻ bánh bò thơm ngon.
Bánh bò rễ tre là món ngon dân dã của người miền Tây. Món bánh này có cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao mới làm nên những mẻ bánh bò thơm ngon.
Bánh bò thốt nốt được làm từ trái thốt nốt, một loại cây trồng có nhiều ở xứ Châu Đốc, An Giang. Theo những người làm bánh ở Châu Đốc, làm món bánh bò thốt nốt hơi mất công một chút. Bánh gồm các nguyên liệu chính: bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa, và phải tuân thủ theo đúng quy trình.
Bánh bò thốt nốt được làm từ trái thốt nốt, một loại cây trồng có nhiều ở xứ Châu Đốc, An Giang. Theo những người làm bánh ở Châu Đốc, làm món bánh bò thốt nốt hơi mất công một chút. Bánh gồm các nguyên liệu chính: bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa, và phải tuân thủ theo đúng quy trình.
Bánh lá mít: Bánh lá mít có tên như vậy vì sau khi nhào bột, thợ bánh phết một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Tùy vào hương liệu cho vào mà bánh sẽ mang màu sắc khác nhau. Khi dùng bánh, người ta tách bánh đã chín ra khỏi lá mít cho vào dĩa, sau đó rưới nước cốt dừa ngập bánh và rắc đậu phộng, dùng đũa hoặc nĩa thưởng thức từng miếng bánh một.
Bánh lá mít: Bánh lá mít có tên như vậy vì sau khi nhào bột, thợ bánh phết một lớp bột mỏng lên lá mít rồi đem đi hấp. Tùy vào hương liệu cho vào mà bánh sẽ mang màu sắc khác nhau. Khi dùng bánh, người ta tách bánh đã chín ra khỏi lá mít cho vào dĩa, sau đó rưới nước cốt dừa ngập bánh và rắc đậu phộng, dùng đũa hoặc nĩa thưởng thức từng miếng bánh một.
Bánh tai yến: Ban đầu bánh được gọi là bánh tổ yến vì hình dạng của bánh, nhưng lâu dần người ta đọc trại ra thành bánh tai yến. Loại bánh này cực kì phổ biến và gần như có mặt ở khắp các con phố ở Sài Gòn.
Bánh tai yến: Ban đầu bánh được gọi là bánh tổ yến vì hình dạng của bánh, nhưng lâu dần người ta đọc trại ra thành bánh tai yến. Loại bánh này cực kì phổ biến và gần như có mặt ở khắp các con phố ở Sài Gòn.
Bánh chuối nướng: Bánh được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản: vài miếng bánh mì cũ, vài trái chuối chín rục, ít sữa tươi hoặc nước cốt dừa hoặc cả hai. Tuy cách làm đơn giản nhưng bánh vẫn có hương vị khó cưỡng với màu vàng ươm bắt mắt.
Bánh chuối nướng: Bánh được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản: vài miếng bánh mì cũ, vài trái chuối chín rục, ít sữa tươi hoặc nước cốt dừa hoặc cả hai. Tuy cách làm đơn giản nhưng bánh vẫn có hương vị khó cưỡng với màu vàng ươm bắt mắt.
Bánh giá: Món ăn chơi quen thuộc của miền Tây này có khá nhiều tranh cãi về cách gọi tên. Có người cho rằng vì làm từ nguyên liệu là giá nên gọi là bánh giá, nhưng có người cho rằng bánh được chiên trên vá nên phải gọi là bánh vá.
Bánh giá: Món ăn chơi quen thuộc của miền Tây này có khá nhiều tranh cãi về cách gọi tên. Có người cho rằng vì làm từ nguyên liệu là giá nên gọi là bánh giá, nhưng có người cho rằng bánh được chiên trên vá nên phải gọi là bánh vá.
Bánh ống: Lớp vỏ bánh tơi xốp của bánh sẽ khiến bạn liên tưởng đến vỏ bò bía ngọt hay bánh đa xốp. Vỏ bánh ống gồm hai nguyên liệu chính là bột gạo và khoai mì; và phải được trộn ở một tỷ lệ nhất định mới ra được lớp bánh tơi xốp như thế.
Bánh ống: Lớp vỏ bánh tơi xốp của bánh sẽ khiến bạn liên tưởng đến vỏ bò bía ngọt hay bánh đa xốp. Vỏ bánh ống gồm hai nguyên liệu chính là bột gạo và khoai mì; và phải được trộn ở một tỷ lệ nhất định mới ra được lớp bánh tơi xốp như thế.
Bánh cam: Món này có tên là bánh cam là vì có hình dáng tròn tròn và màu cam của vỏ bánh khi được chiên giòn trông khá giống trái cam. Bánh có vị ngọt thơm, được làm từ bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán. Để vỏ bánh ngon hơn, người ta còn trộm thêm ít khoai lang tán nhuyễn vào trong phần bột pha chế. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát.
Bánh cam: Món này có tên là bánh cam là vì có hình dáng tròn tròn và màu cam của vỏ bánh khi được chiên giòn trông khá giống trái cam. Bánh có vị ngọt thơm, được làm từ bột nếp và bột gạo, nên ăn không ngán. Để vỏ bánh ngon hơn, người ta còn trộm thêm ít khoai lang tán nhuyễn vào trong phần bột pha chế. Ở giữa bánh có nhân đậu xanh, được tán nhuyễn trộn với đường cát.
Bánh tằm khoai mỳ: Đây là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Để làm món này người ta phải mài khoai mỳ nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường dùng kèm với mè rang chín, đường trắng. Ảnh: Internet.
Bánh tằm khoai mỳ: Đây là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Để làm món này người ta phải mài khoai mỳ nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường dùng kèm với mè rang chín, đường trắng. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT