Ngắm đàn thú quý trong rừng Sa Mù

Hàng chục động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc loại nguy cấp, quý hiếm vừa được ghi nhận tại vùng núi Sa Mù thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số.

Ngắm đàn thú quý trong rừng Sa Mù

Mới đây, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành tháo dỡ 40 máy bẫy ảnh kỹ thuật số thuộc dòng hiện đại nhất sau gần 3 tháng thiết lập trong rừng Sa Mù.

Đợt này, có hàng chục ĐVHD thuộc loại nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm 1B, 2B Nghị định 06/2019/NĐ-CP và nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới (IUCN) như vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, voọc ngũ sắc, gà lôi lam, thỏ vằn, mang lớn... được ghi nhận.

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu

Loài culi nguy cấp, quý hiếm được phát hiện trong lâm phần Khu BTTN Bắc Hướng Hóa quản lý (Ảnh: Khu BTTN Bắc Hướng Hóa)

Từ kết quả bẫy ảnh này, lãnh đạo Khu BTTN Bắc Hướng Hóa khẳng định cùng với việc tăng cường tuần tra bảo vệ, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, không săn, bẫy, bắt, tiêu thụ ĐVHD. Đồng thời, thực hiện các chương trình nghiên cứu chuyên sâu về các loài ĐVHD để đánh giá chi tiết và có những biện pháp bảo vệ, bảo tồn hữu hiệu nhất.

Dưới đây là những hình ảnh về quá trình di chuyển, tìm kiếm thức ăn của ĐVHD mà máy bẫy ảnh của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ghi lại được trong rừng Sa Mù:

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu-Hinh-2

Khỉ đuôi lợn

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu-Hinh-3

Gà lôi lam

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu-Hinh-4

Khỉ mặt đỏ

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu-Hinh-5

Bò tót được ghi nhận tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa vào năm 2017

Ngam dan thu quy trong rung Sa Mu-Hinh-6

Nhân viên Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thiết lập máy bẫy ảnh ĐVHD trong rừng Sa Mù.

Động vật dị với phần cơ thể kỳ quái

(Kiến Thức) - Khỉ mặt đỏ như máu, mọt cao cổ Madagascar, khỉ mũi hếch, cá đá, lươn biển Gulper… nổi tiếng vì những phần cơ thể dị của chúng.

Động vật dị với phần cơ thể kỳ quái
Khỉ Uakari hói nổi tiếng với khuôn mặt màu đỏ tươi đặc trưng. Các nhà khoa học tin rằng khuôn mặt đầy màu sắc của khỉ là kết quả của việc không có tế bào sắc tố trên đầu của nó, khiến màu đỏ của mạch máu hiển thị thông qua da. Đây là bất lợi cho sự sống còn của loài khỉ này, vì động vật ăn thịt có thể nhìn thấy nó dễ dàng hơn, nhưng đó cũng là dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Khỉ Uakari hói nổi tiếng với khuôn mặt màu đỏ tươi đặc trưng. Các nhà khoa học tin rằng khuôn mặt đầy màu sắc của khỉ là kết quả của việc không có tế bào sắc tố trên đầu của nó, khiến màu đỏ của mạch máu hiển thị thông qua da. Đây là bất lợi cho sự sống còn của loài khỉ này, vì động vật ăn thịt có thể nhìn thấy nó dễ dàng hơn, nhưng đó cũng là dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. 
Mọt cao cổ đảo Madagascar. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì phần cổ dài bất thường, giống như của một con hươu cao cổ, loài này sống trên đảo Madagascar. Đối với con đực, phần cổ dài là vũ khí chiến đấu hữu hiệu chống lại những con đực khác khi tranh giành bạn tình.
Mọt cao cổ đảo Madagascar. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì phần cổ dài bất thường, giống như của một con hươu cao cổ, loài này sống trên đảo Madagascar. Đối với con đực, phần cổ dài là vũ khí chiến đấu hữu hiệu chống lại những con đực khác khi tranh giành bạn tình. 
Khỉ mũi hếch tiến hóa chiếc mũi hình dạng kỳ lạ để tránh nước lọt vào lỗ mũi, khiến chúng liên tục hắt hơi. Loài này ăn hoa quả và sống trên các ngọn cây cao.
Khỉ mũi hếch tiến hóa chiếc mũi hình dạng kỳ lạ để tránh nước lọt vào lỗ mũi, khiến chúng liên tục hắt hơi. Loài này ăn hoa quả và sống trên các ngọn cây cao. 
Cá đá là sinh vật kỳ lạ sinh sống xung quanh bờ ở Nam Cực. Loài này có những chiếc răng nanh và một cơ thể màu trắng ma quái do thiếu hemoglobin trong máu của nó, khiến cho cá trong suốt. Bí ẩn việc những con cá có thể sống sót mà không có hemoglobin, một chất quan trọng giúp chuyển oxy qua máu, khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong suốt hơn 60 năm qua. Có giả thuyết rằng cá đá có thể hấp thụ oxy qua da của nó chứ không phải là qua mang và vào máu.
Cá đá là sinh vật kỳ lạ sinh sống xung quanh bờ ở Nam Cực. Loài này có những chiếc răng nanh và một cơ thể màu trắng ma quái do thiếu hemoglobin trong máu của nó, khiến cho cá trong suốt. Bí ẩn việc những con cá có thể sống sót mà không có hemoglobin, một chất quan trọng giúp chuyển oxy qua máu, khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong suốt hơn 60 năm qua. Có giả thuyết rằng cá đá có thể hấp thụ oxy qua da của nó chứ không phải là qua mang và vào máu. 
Lươn biển Gulper là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trong đại dương sâu thẳm. Nó có cái miệng khổng lồ và chiếc đuôi thon dài. Hàm răng có dạng hình túi, sẵn sàng tấn công và nuốt chửng con mồi và dạ dày “đa năng” có thể nuốt những con mồi to hơn cả kích thước cơ thể.
Lươn biển Gulper là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trong đại dương sâu thẳm. Nó có cái miệng khổng lồ và chiếc đuôi thon dài. Hàm răng có dạng hình túi, sẵn sàng tấn công và nuốt chửng con mồi và dạ dày “đa năng” có thể nuốt những con mồi to hơn cả kích thước cơ thể. 
Ếch bay là loài quý hiếm chỉ xuống khỏi cây để giao phối. Màng giữa các ngón tay và ngón chân là công cụ để những con ếch này lướt từ cây này sang cây khác để tránh kẻ thù. Khoảng cách xa nhất một con ếch bay nhảy là hơn 15m.
Ếch bay là loài quý hiếm chỉ xuống khỏi cây để giao phối. Màng giữa các ngón tay và ngón chân là công cụ để những con ếch này lướt từ cây này sang cây khác để tránh kẻ thù. Khoảng cách xa nhất một con ếch bay nhảy là hơn 15m. 
Ếch tím Ấn Độ. Khi loài này được sinh ra, nó phát triển từ nòng nọc, giống như ếch nước. Các nhà khoa học tin rằng cơ thể kỳ lạ của loài này là kết quả của việc chúng sống toàn bộ cuộc sống dưới lòng đất, chỉ lên bề mặt đất hai tuần trong suốt cuộc đời. Trong suốt hai tuần đó, những con ếch tìm bạn đời và sinh sản trước khi rút lui trở lại dưới lòng đất.
Ếch tím Ấn Độ. Khi loài này được sinh ra, nó phát triển từ nòng nọc, giống như ếch nước. Các nhà khoa học tin rằng cơ thể kỳ lạ của loài này là kết quả của việc chúng sống toàn bộ cuộc sống dưới lòng đất, chỉ lên bề mặt đất hai tuần trong suốt cuộc đời. Trong suốt hai tuần đó, những con ếch tìm bạn đời và sinh sản trước khi rút lui trở lại dưới lòng đất. 
Bạch tuộc chăn, còn gọi là bạch tuộc siêu nhân, bạch tuộc người dơi, sống ở các vùng biển của New Zealand và Australia. Loài này có tấm choàng cơ thể giống như một tấm chăn khổng lồ, được sử dụng để chụp con mồi.
Bạch tuộc chăn, còn gọi là bạch tuộc siêu nhân, bạch tuộc người dơi, sống ở các vùng biển của New Zealand và Australia. Loài này có tấm choàng cơ thể giống như một tấm chăn khổng lồ, được sử dụng để chụp con mồi.

Quảng Bình tiếp nhận cứu hộ khỉ mặt đỏ quý hiếm

Do bị nuôi nhốt thời gian quá dài nên tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm trên có sức khỏe rất yếu.

Quảng Bình tiếp nhận cứu hộ khỉ mặt đỏ quý hiếm

Ngày 28/7, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết vừa tiếp nhận một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm từ gia đình bà Phạm Thị Châu, trú tại xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Quang Binh tiep nhan cuu ho khi mat do quy hiem
Khỉ mặt đỏ. (Nguồn: Daily Mail) 
Theo ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, cá thể khỉ mặt đỏ này có tên khoa học là Macaca arctoides . Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB được quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Do bị nuôi nhốt trong thời gian quá dài nên tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mặt đỏ trên có sức khỏe rất yếu và gần như đã mất đi bản chất hoang dã vốn có. Vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung nâng cao sức khỏe và huấn luyện cho cá thể khỉ mặt đỏ làm quen tập tính hoang dã trước khi thả lại vào rừng.

Theo bà Phạm Thị Châu thì cá thể khỉ mặt đỏ trên được gia đình bà mua lại của một người dân trú tại tỉnh Khammouan, Lào vào đầu năm 2015. Sau một thời gian nuôi làm cảnh, được sự vận động của các cơ quan chức năng tại địa phương, gia đình bà Châu đã tự giác giao nộp cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để tiến hành cứu hộ trước khi thả về môi trường tự nhiên.

Du khách bị khỉ tấn công tóe máu mắt ở Đà Nẵng

Sáng ngày 17/10, một du khách nữ đã phải nhập viện tại Đà Nẵng vì bị khỉ tấn công gây chảy máu nhiều vùng mắt khi tham quan bán đảo Sơn Trà.

Du khách bị khỉ tấn công tóe máu mắt ở Đà Nẵng
Theo đó, thời điểm trên, chị Phan Thị Thu Giang cùng nhóm bạn đang tham quan trên tuyến du lịch Không Gian Xanh thuộc bán đảo Sơn Trà thì bất ngờ có một cá thể khỉ ngồi ngay giữa đường nhảy vào tấn công vùng mặt.

Tin mới