Theo tài liệu mô tả, mặt sáng của tinh vân này chứa mặt nạ khí hydro nóng được chiếu sáng bởi một ngôi sao màu xanh siêu sáng có tên là V391 V Bachelorum nằm trong hệ thống.
Mặt sáng này chứa các vật liệu sáng, giàu năng lượng, có nhiệt độ chung của vùng tới 30.000 độ C, chúng đang kích hoạt quá trình hạ sinh sao mới.
Sau nhiều năm hình thành và phát triển, những ngôi sao non trẻ này sẽ già đi và phát nổ như một siêu tân tinh, tồn tại trong hệ thống tinh vân này.
Nguồn ảnh: Hubble |
Phần mặt tối của tinh vân chứa các lớp mặt nạ khí hydro bị ion hóa khốc liệt, thậm chí các nguyên tử Hydro trong khu vực này bị mất điện tích sạch sẽ. Thế nên, việc phát sáng gần như là không thể. Nơi đây chủ yếu chứa xác các ngôi sao chết, siêu tân tinh vỡ vụn, kết thúc vòng đời hoàn toàn.
Được biết, tinh vân Gum 19 nằm ở chòm sao Vela (Cánh buồm) ở khoảng cách xấp xỉ 22.000 năm ánh sáng so với Trái Đất.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực