Ngắm sinh vật trong suốt được ví như “vàng trắng”, đại gia săn lùng
Lươn thủy tinh là đặc sản dành cho giới thượng lưu, cái giá đắt đỏ và lợi nhuận khủng mang lại đã khiến chúng được ví von như "vàng trắng".
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Lươn thủy tinh hay cá chình Châu Âu có tên khoa học là Anguilla anguilla đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Nguyên nhân là vì mức giá trên trời của nó tăng theo cấp số nhân trong chuỗi cung ứng trước khi đến tay khách hàng. Giới buôn cho biết, mua lươn thủy tinh 1 thì bán sẽ lãi gấp 100 lần.
Số lượng lươn thủy tinh non đã giảm 90% trong 30 năm qua. Chúng nằm trong các vali nhập lậu hoặc các lô hải sản châu Âu được chở bằng máy bay đến châu Á, rồi chúng được đưa vào nuôi trong các trại lươn.
Trứng lươn sau khi được sinh ra sẽ nở thành ấu trùng. Sau đó, ấu trùng sẽ biến đổi trở thành con lươn thủy tinh có màu trong suốt. Đến giai đoạn trưởng thành, da màu trong suốt của lươn sẽ biến đổi thành màu vàng. Khi sinh sản, da của lươn lại chuyển sang màu bạc.
Hoạt động buôn lậu thường nhắm vào những con lươn non vì ở giai đoạn này, chúng có cơ thể trong suốt như thủy tinh. Hiện lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" cần bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Lươn thủy tinh là một loại cá di cư, có một vòng đời sinh trưởng phát triển của mình khá dị thường và bí ẩn. Mà cho đến nay các nhà khoa học không thể lý giải nổi.
Nghĩa là, không giống như lươn đồng, lươn thủy tinh được sinh ra trên biển. Sau đó di cư vào các vùng nước lợ và nước ngọt ở đất liền. Như cửa sông, sông, suối, ao, hồ…để sinh sống và phát triển.
Trong hành trình đi tìm cuộc sống này, lươn thủy tinh phải di chuyển hàng ngàn ngàn km. Trải qua một số giai đoạn trưởng thành rất khác nhau, được đánh dấu bởi những thay đổi về màu sắc của da.
Lươn thủy tinh có tập tính sinh sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 0-30 độ C và điều kiện nhiệt độ tốt nhất là 20-25 độ. Thức ăn của chúng thường là các loài động vật dưới nước như giun.
Lươn thủy tinh là loài có thịt ngon, giá trị kinh tế cao bởi chúng được xem là một trong những món ăn đặc sản dành cho giới thượng lưu trên thị trưởng Châu Á như: Nhật Bản và Trung Quốc.
Lươn thủy tinh được cho rằng có thể giúp tăng cường sinh lý vì vậy chúng bị săn bắt ráo riết và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, loài này đã được nuôi ở một số nước như: Na Uy, Đức, Đan Mạch, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia. Tại Việt Nam lươn thủy tinh đã nhập giống vào nuôi ở khu vực Thủ Đức và Tp.HCM.