Ngắm trang bị "khủng" của người nhái Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh

Ngắm trang bị "khủng" của người nhái Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Không phải biệt kích hải quân Mỹ mà Hải quân Liên Xô mới là quốc gia sở hữu lực lượng biệt kích hải quân mạnh nhất thế giới.

Xem toàn bộ ảnh
Lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của Hải quân Liên Xô trước đây chính là lực lượng  người nhái Hải quân. Được thành lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, và họ luôn nổi tiếng với những câu truyện được thêu dệt truyền miệng trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Rbth.
Lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của Hải quân Liên Xô trước đây chính là lực lượng người nhái Hải quân. Được thành lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, và họ luôn nổi tiếng với những câu truyện được thêu dệt truyền miệng trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Rbth.
Với kỹ năng của những thợ lặn người nhái, các biệt kích hải quân này của Liên Xô có thể di chuyển hàng chục kilomet dưới mặt nước mà không bị phát hiện từ ngoài khơi để tiếp cận bờ biển một cách bí mật. Nguồn ảnh: Rbth.
Với kỹ năng của những thợ lặn người nhái, các biệt kích hải quân này của Liên Xô có thể di chuyển hàng chục kilomet dưới mặt nước mà không bị phát hiện từ ngoài khơi để tiếp cận bờ biển một cách bí mật. Nguồn ảnh: Rbth.
Những biệt kích người nhái của Liên Xô có thể trạng cực kỳ khỏe mạnh, về sức mạnh thể chất, có thể nói họ "ăn đứt" cả lực lượng phi công khi có khả năng chịu đựng cực kỳ dẻo dai. Nguồn ảnh: Guns.
Những biệt kích người nhái của Liên Xô có thể trạng cực kỳ khỏe mạnh, về sức mạnh thể chất, có thể nói họ "ăn đứt" cả lực lượng phi công khi có khả năng chịu đựng cực kỳ dẻo dai. Nguồn ảnh: Guns.
Nhiệm vụ của lực lượng này khá đa dạng trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm từ vô hiệu hóa thủy lôi một cách bí mật, phá hoại hệ thống đèn tín hiệu ngoài biển của đối phương cho đến các nhiệm vụ dài ngày cực kỳ nguy hiểm như tiếp cận, kiểm đếm số lượng tàu bè đối phương ra vào cảng. Nguồn ảnh: Ipfs.
Nhiệm vụ của lực lượng này khá đa dạng trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm từ vô hiệu hóa thủy lôi một cách bí mật, phá hoại hệ thống đèn tín hiệu ngoài biển của đối phương cho đến các nhiệm vụ dài ngày cực kỳ nguy hiểm như tiếp cận, kiểm đếm số lượng tàu bè đối phương ra vào cảng. Nguồn ảnh: Ipfs.
Nhiều nhiệm vụ buộc những người lính này phải bí mật nằm dưới nước hàng tuần liền hoặc di chuyển quãng đường tổng cộng hàng trăm kilomets dưới nước để tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Guns.
Nhiều nhiệm vụ buộc những người lính này phải bí mật nằm dưới nước hàng tuần liền hoặc di chuyển quãng đường tổng cộng hàng trăm kilomets dưới nước để tiếp cận mục tiêu. Nguồn ảnh: Guns.
Để có thể hoàn thành tốt được những nhiệm vụ khó khăn bậc nhất kể trên, những đặc nhiệm người nhái này phải trải qua quá trình huấn luyện cực kỳ gian khổ và kéo dài. Nguồn ảnh: Ipfs.
Để có thể hoàn thành tốt được những nhiệm vụ khó khăn bậc nhất kể trên, những đặc nhiệm người nhái này phải trải qua quá trình huấn luyện cực kỳ gian khổ và kéo dài. Nguồn ảnh: Ipfs.
Thông thường một đặc nhiệm người nhái cần thời gian huấn luyện khoảng một năm trời. Tuy nhiên, thường chỉ những người sinh ra lớn lên ở vùng sông nước, có sẵn kỹ năng bơi lội trong người mới có thể được tuyển chọn vào lực lượng này. Nguồn ảnh: Ipfs.
Thông thường một đặc nhiệm người nhái cần thời gian huấn luyện khoảng một năm trời. Tuy nhiên, thường chỉ những người sinh ra lớn lên ở vùng sông nước, có sẵn kỹ năng bơi lội trong người mới có thể được tuyển chọn vào lực lượng này. Nguồn ảnh: Ipfs.
Những thử thách mà đặc nhiệm người nhái Liên Xô có thể gặp phải dưới độ sâu hàng chục mét dưới mực nước biển không chỉ đến từ những thiết bị cảnh báo, bẫy của đối phương mà còn đến từ cả... động vật biển. Nguồn ảnh: Pinterest..
Những thử thách mà đặc nhiệm người nhái Liên Xô có thể gặp phải dưới độ sâu hàng chục mét dưới mực nước biển không chỉ đến từ những thiết bị cảnh báo, bẫy của đối phương mà còn đến từ cả... động vật biển. Nguồn ảnh: Pinterest..
Trên thực tế một số loài động vật biển có thể gây nguy hại tới nhiệm vụ và tính mạng của các người nhái thợ lặn có thể kể đến như rùa biển, cá mập, rắn nước hay thậm chí là những loại cá điện, lươn điện hiếm gặp. Nguồn ảnh: Ipfs.
Trên thực tế một số loài động vật biển có thể gây nguy hại tới nhiệm vụ và tính mạng của các người nhái thợ lặn có thể kể đến như rùa biển, cá mập, rắn nước hay thậm chí là những loại cá điện, lươn điện hiếm gặp. Nguồn ảnh: Ipfs.
Ngoài Liên Xô, rất nhiều quốc gia khác trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng xây dựng lực lượng người nhái chuyên nghiệp cho mình. Một điều ít ai biết đó là lực lượng người nhái của Italia đã từng được đánh giá rất cao trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: Dailymail.
Ngoài Liên Xô, rất nhiều quốc gia khác trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng xây dựng lực lượng người nhái chuyên nghiệp cho mình. Một điều ít ai biết đó là lực lượng người nhái của Italia đã từng được đánh giá rất cao trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: Dailymail.
Do hạn chế về mặt công nghệ đương thời, trang bị của lực lượng người nhái trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có phần khá thô sơ. Quần áo cách nhiệt được sử dụng trong thời kỳ này cũng rất kém nên thông thường lực lượng người nhái thợ lặn chỉ hoạt động được vào mùa hè. Nguồn ảnh: Imgur.
Do hạn chế về mặt công nghệ đương thời, trang bị của lực lượng người nhái trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có phần khá thô sơ. Quần áo cách nhiệt được sử dụng trong thời kỳ này cũng rất kém nên thông thường lực lượng người nhái thợ lặn chỉ hoạt động được vào mùa hè. Nguồn ảnh: Imgur.
Tới nay, lực lượng người nhái hay biệt kích người nhái đã là một phần không thể thiếu trong hải quân bất cứ quốc gia nào kể cả những quốc gia bắc Âu, vốn dĩ có nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ khoảng trên dưới 10 độ C. Nguồn ảnh: Imgur.
Tới nay, lực lượng người nhái hay biệt kích người nhái đã là một phần không thể thiếu trong hải quân bất cứ quốc gia nào kể cả những quốc gia bắc Âu, vốn dĩ có nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ khoảng trên dưới 10 độ C. Nguồn ảnh: Imgur.

GALLERY MỚI NHẤT