Xem toàn bộ ảnh
Bắc qua ao đình của làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội), cầu ngói Bình Vọng là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống Việt. |
Câu cầy này vốn có lịch sử lâu đời nhưng đã bị phá hủy do chiến tranh vào thập niên 1940. Đến đầu những năm 2000, cầu được tái dựng theo phương thức xây dựng truyền thống. |
Cầu được xây theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu) truyền thống, gồm bảy gian: năm gian thông thủy cộng với hai gian ở hai đầu cầu. |
Thân cầu được làm bằng gỗ, có chiều rộng hơn 3m, chiều dài gần 20m. |
Mặt cầu lát ván ngang, trải suốt chiều dài. |
Bên trong cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân. |
Hệ thống cột, dàn vì kèo của cầu được chạm khắc công phu, ghép nối với nhau rất chắc chắn. |
Đặc biệt, các cây cột giữa cầu khắc 4 đôi câu đối, do các cụ trong làng Bình Vọng viết nên. |
Trụ cầu làm bằng bê tông giả đá. |
Hai đầu của các dầm cầu có hình đầu rồng được tạo tác khá cầy kỳ. |
Mái cầu lợp ngói mũi hài. |
Hai bên đầu cầu có cặp ghế đá làm theo kiểu cổ. |
Một số hình ảnh khác về cầu ngói Bình Vọng. |