Ngắm vẻ đẹp “nửa Tây, nửa ta” của làng cổ Long Tuyền
(Kiến Thức) - Kiến trúc làng cổ Long Tuyền là sự giao thoa của nhiều phong cách, trong đó nổi bật là sự kết hợp giữa hai phong cách Á - Âu.
Quốc Lê
Xem toàn bộ ảnh
Nằm ở quận Bình Thủy của thành phố Cần Thơ, làng cổ Lo ng Tuyền là một trong những làng cổ tiêu biểu nhất ở khu vực Nam Bộ.Nằm ở một đầu mối thương mại quan trọng của Nam Bộ nên ngôi làng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, như: Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ... Vì vậy, kiến trúc của làng là sự giao thoa của nhiều phong cách, trong đó nổi bật là sự kết hợp giữa phong cách Á Đông truyền thống và phong cách phương Tây đương thời.Trên địa bàn làng cổ Long Tuyền, hiện còn tồn tại một quần thể nhà cổ với khoảng 34 căn. Trong đó xưa nhất và nổi bật nhất là Nhà thờ họ Dương (còn gọi là Nhà cổ Bình Thủy hay Vườn lan Bình Thủy).Đây là một ngôi nhà 5 gian, kiểu Á - Âu kết hợp, được xây dựng vào năm 1870 và lưu giữ nguyên trạng cho đến nay.Một công trình nổi tiếng khác của làng là chùa Nam Nhã. Trước đây, chùa là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường, do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo đạo Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.Giống như nhà cổ Bình Thủy, chùa Nam Nhã là một công trình kiến trúc mang phong cách Á - Âu kết hợp. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, chùa còn được biết đến với lịch sử gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20.Đói diện với chùa Nam Nhã qua sông Bình Thủy là đình Bình Thủy. Đây cũng là một công trình kiến trúc cổ mang dáng dấp một ngôi đình Nam Bộ với những họa tiết trang trí kiểu châu Âu độc đáo.Bên cạnh những công trình Tây - ta kết hợp, làng cổ Long Tuyền cũng có một số dinh thự mang kiến trúc Pháp bề thế, điển hình là các khu nhà trong Bệnh viện lao và bệnh phổi thành phố Cần Thơ.Một trong các nhà cổ của làng là quán cà phê khá nổi tiếng của thành phố.Những ngôi nhà ống ở mặt phố của cộng đồng người Việt gốc Hoa tô điểm thêm cho sự đa dạng về kiến trúc của làng cổ Long Tuyền.Ngoài ra, ngôi làng này còn là nơi sống những năm cuối đời, và là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), một trong bốn rồng vàng đất Đồng Nai.
Nằm ở quận Bình Thủy của thành phố Cần Thơ, làng cổ Long Tuyền là một trong những làng cổ tiêu biểu nhất ở khu vực Nam Bộ.
Nằm ở một đầu mối thương mại quan trọng của Nam Bộ nên ngôi làng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, như: Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ... Vì vậy, kiến trúc của làng là sự giao thoa của nhiều phong cách, trong đó nổi bật là sự kết hợp giữa phong cách Á Đông truyền thống và phong cách phương Tây đương thời.
Trên địa bàn làng cổ Long Tuyền, hiện còn tồn tại một quần thể nhà cổ với khoảng 34 căn. Trong đó xưa nhất và nổi bật nhất là Nhà thờ họ Dương (còn gọi là Nhà cổ Bình Thủy hay Vườn lan Bình Thủy).
Đây là một ngôi nhà 5 gian, kiểu Á - Âu kết hợp, được xây dựng vào năm 1870 và lưu giữ nguyên trạng cho đến nay.
Một công trình nổi tiếng khác của làng là chùa Nam Nhã. Trước đây, chùa là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường, do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo đạo Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.
Giống như nhà cổ Bình Thủy, chùa Nam Nhã là một công trình kiến trúc mang phong cách Á - Âu kết hợp. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, chùa còn được biết đến với lịch sử gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước nửa đầu thế kỷ 20.
Đói diện với chùa Nam Nhã qua sông Bình Thủy là đình Bình Thủy. Đây cũng là một công trình kiến trúc cổ mang dáng dấp một ngôi đình Nam Bộ với những họa tiết trang trí kiểu châu Âu độc đáo.
Bên cạnh những công trình Tây - ta kết hợp, làng cổ Long Tuyền cũng có một số dinh thự mang kiến trúc Pháp bề thế, điển hình là các khu nhà trong Bệnh viện lao và bệnh phổi thành phố Cần Thơ.
Một trong các nhà cổ của làng là quán cà phê khá nổi tiếng của thành phố.
Những ngôi nhà ống ở mặt phố của cộng đồng người Việt gốc Hoa tô điểm thêm cho sự đa dạng về kiến trúc của làng cổ Long Tuyền.
Ngoài ra, ngôi làng này còn là nơi sống những năm cuối đời, và là nơi yên nghỉ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), một trong bốn rồng vàng đất Đồng Nai.