Ngăn chặn nạn đua xe: Cần sự vào cuộc của tất cả các lực lượng

10 tháng qua, Công an TP Hà Nội điều tra, xử lý 115 vụ gây rối trật tự công cộng với hơn 1.600 đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe tốc độ cao, mang theo hung khí...

Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người đang khiến dư luận bức xúc, lo ngại.
Đặc biệt tại địa bàn TP Hà Nội thời gian qua xuất hiện tình trạng các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe máy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn giao thông cũng như trật tự công cộng.
Ngan chan nan dua xe: Can su vao cuoc cua tat ca cac luc luong

Hàng chục thanh thiếu niên cùng phương tiện vi phạm bị xử lý đêm 8/11

Bộ Công an vừa yêu cầu Công an TP Hà Nội tăng cường lực lượng, xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách, gây rối trật tự công cộng. Đặc biệt, cơ quan chức năng sẽ truy cứu trách nhiệm đối với các bậc phụ huynh khi buông lỏng quản lý đối với con em mình.
Trong nhiều ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Thành phố Hà Nội triển khai nhiều tổ công tác phối hợp công an quận, huyện, thị xã tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hàng loạt thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phóng nhanh, lạng lách gây mất an toàn giao thông.
Theo một đoạn clip do một nhóm thiếu niên tự ghi lại, nhóm này chạy xe theo đoàn với tốc độ cao, mang theo vũ khí để hành hung người đi đường. Sau thời gian đấu tranh, vây bắt, Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ được hơn 10 đối tượng, độ tuổi từ 16 - 19 tuổi.
Cách thức liên lạc là thông qua các nhóm chat trên mạng xã hội, thậm chí có trường hợp đến từ các tỉnh, thành lân cận.
Chỉ khi nghe những dòng cáo trạng với bản án từ 17 - 32 tháng tù giam, cả các em lẫn gia đình mới nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
"Chỉ còn khoảng 4 - 5 hôm nữa là cháu thi cấp 3 thì lại bị bắt. Cũng chỉ nghĩ cháu chơi trong tỉnh, bạn bè đi học cùng với nhau, đến bây giờ mới biết cháu đi quá xa rồi", một phụ huynh chia sẻ.
"Lỗi của các cháu một phần, lỗi của các bậc làm cha, làm mẹ như chúng tôi mới là phần lớn. Bởi vì cuộc sống vất vả mưu sinh, nhà cũng chỉ có một mình cháu là con trai nên cũng nuông chiều, dẫn đến sự việc như thế này", một phụ huynh khác chia sẻ.
Công an TP Hà Nội cho biết, có 2 yếu tố chính khiến tỷ lệ vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên vẫn còn ở mức cao, đó là sự phát triển của các nhóm kín, các trang mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của nhiều thanh thiếu niên; cùng với đó là sự chủ quan của các phụ huynh khi giao hoặc không quản lý việc con em tự ý sử dụng phương tiện khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái.
"Bất cứ phụ huynh nào giao xe cho con để đi lại, gây ra hậu quả nghiêm trọng một là tai nạn, hai là gây rối trật tự công cộng đều sẽ bị xử lý hình sự. Để phòng ngửa, nên giới hạn về mặt thời gian như 9 - 10h là phải về nhà, vì hầu như các vụ gây rối trật tự công cộng từ 23h trở đi đến 3 - 4h sáng", Thượng úy Đặng Huy Hoàng (Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.
Ngoài tiến hành truy cứu trách nhiệm của phụ huynh hoặc những người có liên quan khi giao phương tiện cho tội phạm vị thành niên, Công an TP Hà Nội cũng đã thành lập các tổ công tác liên ngành tăng cường tuần tra tại các địa bàn trọng điểm; cùng với đó xây dựng phương án phối hợp giữa các lực lượng để tránh bỏ lọt tội phạm.
Trung tá Phạm Văn Chiến - Đội trưởng Đội CSGT số 6, CA TP Hà Nội chia sẻ: “Các đối tượng vi phạm đều ở độ tuổi con em mình, do thiếu sự quản lý của gia đình nên thông qua mạng xã hội, các cháu đã liên hệ, thành lập các hội nhóm kín. Từ đó, hẹn nhau tụ tập thành đoàn, điều khiển mô tô, xe gắn máy chạy tốc độ cao gây mất an toàn giao thông, gây rối trật tự công công, vi phạm pháp luật.
Về mặt xã hội, đây là lời cảnh tỉnh đến các gia đình, nhà trường, dư luận và trách nhiệm của các lực lượng, ban, ngành, đoàn thể chức năng. Tôi cho rằng, chúng ta phải đồng bộ không chỉ về biện pháp, giải pháp mà phải có sự vào cuộc của tất cả các lực lượng để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ nhằm hình thành nhân cách, văn hóa không chỉ trong tham gia giao thông mà còn phòng ngừa tội phạm…”
>>> Mời độc giả xem thêm video Cười “rớt hàm” với màn phạt nhóm học sinh vi phạm luật giao thông:
 

Đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép bị xử phạt như thế nào?

Theo Bộ Công an, các mức xử phạt vi phạm hành chính hành vi đua xe trái phép căn cứ theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
Dua xe trai phep, to chuc dua xe trai phep bi xu phat nhu the nao?
Ảnh minh họa. 

Bắt tạm giam đối tượng tổ chức đua xe trái phép khiến 2 người tử vong

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam Phạm Nhật Thông tổ chức đua xe trái phép khiến 2 thanh thiếu niên tử vong.

Ngày 25/6, VKSND huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Nhật Thông (23 tuổi; ngụ xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) để điều tra về tội "Tổ chức đua xe trái phép".
Theo điều tra, vào tối 20/6, Thông rủ Y.K. (17 tuổi, ngụ huyện Cư Kuin) đua xe tại đoạn đường tránh Đông TP Buôn Ma Thuột (chưa đưa vào khai thác), song do trời mưa nên phải dời lại vào tối hôm sau. Thông nói Y.K. rủ thêm người cùng tham gia "cho vui".

Tin mới