Ngân hàng cung cấp thông tin của khách: Đại gia bất an

Từ hôm nay, ngày 1/11, đối tượng được yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng chính thức được mở rộng hơn. Điều này khiến các khách hàng là đại gia có tài sản khủng bất an.

Ngân hàng cung cấp thông tin của khách: Đại gia bất an
Chính phủ mới ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP (Nghị định 117) thay thế thay thế Nghị định 70/2000/NĐ-CP (NĐ 70) ngày 21.11.2000 về giữ bí mật thông tin khách hàng chính thức có hiệu lực từ hôm nay, ngày 1.11.2018. Theo đó, Nghị định 117 có những điểm thay đổi cơ bản so với Nghị định 70. Cụ thể,
Thứ nhất, đối tượng được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng đã mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Ví dụ như trước đây, theo Nghị định 70 ngoài việc ngân hàng cung cấp thông tin cho chính khách hàng và người được ủy quyền hay phục vụ hoạt động nội bộ của ngân hàng thì chỉ có những cơ quan tư pháp, thi hành án mới được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng trong quá trình thanh tra, điều tra truy tố xét xử thi hành án.
Thứ hai, đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng cũng hẹp hơn so với hiện nay. Chẳng hạn như lĩnh vực công an, những vị trí như giám đốc hay phó giám đốc Công an tỉnh thành phố hoặc là Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh thành phố trở lên mới được ký vào văn bản yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin. Hiện nay phạm vi này mở rộng ra tối đa, thậm chí là cơ quan hạ xuống đến cấp huyện cũng có quyền ký văn bản yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng.
Khách hàng “bất an”
Nhìn nhận về sự thay đổi này, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, cho rằng việc mở rộng đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng tại ngân hàng như quy định trong Nghị định 117 là hợp lý và có căn cứ.
Theo vị luật sư này, khi giới hạn đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin như trong Nghị định 70 trước đây có thể dẫn tới việc khó khăn trong công tác quản lý, điều tra cho các cơ quan điều tra cấp huyện và một số cơ quan chức năng điều tra.
“Nếu như những cơ quan này đang cần thu thập thông tin trong quá trình giải quyết một vụ việc nào đấy nhưng lại bị giới hạn về quyền đòi hỏi cung cấp thông tin từ ngân hàng thì rõ ràng là khó khăn cho công tác điều tra”, luật sự Tuấn Anh phân tích.
Luật sư Tuấn Anh cũng cho biết thêm, không ai tự dưng lại đi lấy thông tin của khách hàng nếu không vì phục vụ cho công tác quản lý cũng như điều tra để phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật. Hơn nữa, khi yêu cầu cung cấp thông tin những cơ quan này cần phải nêu mục đích, nếu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật thì ngân hàng cũng có quyền từ chối cung cấp
Nhìn nhận dưới góc độ khác, luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc công ty luật Basico, cho rằng việc lấy thông tin từ hệ thống ngân hàng thì quốc gia nào cũng đều có thể tiến hành. Thế nhưng, tại một số nước nếu muốn được ngân hàng cung cấp thông tin thì phải được tòa án chấp nhận. Chỉ có tòa án phê duyệt tất cả những lệnh kiểm tra khám xét và xác minh thông tin…
“Trong khi đó chúng ta lại gần như không có hạn chế nào trong cung cấp thông tin, các đối tượng được quyền yêu cầu cung cấp thông tin lại quá rộng. Đó là sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các quốc gia phát triển khác” ông Hải nói.
Theo luật sư Hải, những quy định mới trong Nghị định 117 này sẽ có những tác động nhất định đến tâm lý của người gửi tiền. Năng lực tài chính của mỗi người và thông tin bí mật tài chính khách hàng đó là những thông tin về góc độ kinh doanh và sở hữu thì thường phải tôn trọng tối đa. Sự bảo mật thông tin khách hàng sẽ hạn chế hơn trước đây rất nhiều lần.
Ngan hang cung cap thong tin cua khach: Dai gia bat an
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc công ty luật Basico.
Ông Hải cho biết thêm với các quốc gia khác, không phải cơ quan nào cũng có thể quyền can thiệt vào ngân hàng và xin thông tin từ ngân hàng mà người ta yêu cầu tòa án chính là nhằm giữ bí mật tối đa cho thông tin tài chính của khách hàng.
"Còn dưới góc độ ngân hàng, để có vốn phục vụ hoạt động cho vay của mình cũng như phục vụ hoạt động cho nền kinh tế thì yếu tố đầu vào then chốt là phải huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp.
Việc can thiệp nhiều như này có khả năng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Chưa kể đến việc cơ quan nhà nước yêu cầu thì ngân hàng phải có nghĩa vụ thực hiện. Nghĩa vụ này có thể đẩy chi phí hoạt động của ngân hàng lên cao hơn so với trước đây”, ông Hải phân tích.
Bình luận về Nghị định 117, một khách hàng có tài khoản với ngân hàng cho rằng nếu tài khoản không có nhiều tiền, thì cho cả thiên hạ biết cũng được nhưng cứ có vài tỷ trở nên giao dịch với ngân hàng thì lại là câu chuyện khác.
"Lỡ đâu lọt thông tin ra ngoài, xã hội đen đe dọa tống tiền hay lãnh đạo các cấp biết được đến vòi vĩnh doanh nghiệp thì sao? Tôi không nói tất cả đều xấu nhưng mà không thể không đề phòng”, vị khách hàng này lo lắng.
Một chuyên gia cũng cho rằng, với quy định này, chắc chắn những khách hàng đại gia, ôm khối tài sản khủng sẽ bất an, lo ngại thông tin tiền gửi bị lộ. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng tới tiền gửi của các ngân hàng.
Làm rõ mục đích sử dụng thông tin
Để việc bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn nhưng vẫn giúp cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong hoạt động điều tra của mình, luật sư Hải cho rằng cần phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đến đâu khi yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin.
"Tất nhiên nguyên tắc chung thì có nhưng ví dụ một cơ quan nào đó yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin vì “ngẫu hứng” với một mục đích gì đó chẳng hạn. Nếu như trong Nghị định 70 thì việc cung cấp thông tin ai cũng hiểu thông tin đó dùng để xác minh hành vi phạm tội, tang vật thì điều đó là cần thiết. Thế nhưng, trong Nghị định 117 tính cần thiết của thông tin cần cung cấp lại chưa được làm rõ ràng mà chỉ mang tính chất chung chung”, ông Hải phân tích.
Ngan hang cung cap thong tin cua khach: Dai gia bat an-Hinh-2
 NĐ 117 cần cụ thể hóa mục đích sử dụng thông tin khách hàng.
Vị luật sư này cho rằng như thế trách nhiệm gắn theo những thầm quyền này cũng không được làm rõ. Trong trường hợp những thông tin này thất thoát ra ngoài mà ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền hay là những người có tài sản sẽ như thế nào?
"Chính vì không rõ ràng nên hầu hết pháp luật các nước tránh thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp tới quyền lợi của người gửi tiền nên họ đưa ra những hạn chế quyền tiếp cận thông tin và đẩy vào trình tự hợp lý hơn.
Trước đây chúng ta thu hẹp đối tượng tiếp cận thông tin để quản lý dễ hơn tránh làm tổn hại quyền lợi của người gửi tiền thì bây giờ Nghị định 117 mở rộng đối tượng một cách tối đa sẽ tạo ra sự bất an” ông Hải nhấn mạnh.
Luật sư Tuấn Anh cho rằng nên chăng, trong Nghị định 117 bổ sung rõ ràng hơn vấn đề liên quan đến mục đích khai thác thông tin. Các đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin nói rõ mục đích sử dụng thông tin.
"Trong trường hợp mục đích không phù hợp với pháp luật hay không có căn cứ chẳng hạn (như không có quyết định phạt vi phạm hành chính, không có quyết định khởi tố vụ án, hay cơ sở chứng minh có sự liên quan) thì ngân hàng có quyền từ chối cung cấp thông tin. Có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng như vậy” luật sư Tuấn Anh khuyến nghị.

Website Vietnam Airlines bị hack, lộ thông tin khách hàng

Đại diện Vietnam Airlines thông tin, trang web của Vietnam Airlines mạng chính thức của hãng bị chiếm quyền domain và chuyển sang trang web xấu ở nước ngoài lúc 16h.

Website Vietnam Airlines bị hack, lộ thông tin khách hàng
Chiều nay (29/7), trang web của Vietnam Airlines tại địa chỉ https://www.vietnamairlines.com đã bị tin tặc tấn công, thay đổi giao diện. Không chỉ giao diện trang chủ bị thay đổi, tin tặc còn để lại những lời công kích mang những nội dung bôi xấu Việt Nam, Philippines và xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông.
Website Vietnam Airlines bi hack, lo thong tin khach hang
 Ảnh chụp màn hình website của Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công. 
Lúc 17h, đại diện Vietnam Airlines xác nhận về vụ tin tặc tấn công và cho biết đang họp khẩn về vấn đề này. Đơn vị sẽ sớm có phát ngôn chính thức về sự cố này. Hơn 17h chiều nay 29/7, sự cố đã được khắc phục ở trang chính của hãng, trong khi đó, trang Golden Lotus của hãng hàng không vẫn chưa truy cập được. 
Website Vietnam Airlines bi hack, lo thong tin khach hang-Hinh-2
 Trang Golden Lotus của hãng hàng không vẫn chưa truy cập được.  
Các tin tặc đã cho phát tán một bảng danh sách ước tính hơn 400.000 tài khoản của những hội viên Vietnam Airlines trên mạng trong đó có đầy đủ thông tin như: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn... Bảng danh sách này có dung lượng hơn 90 MB. Nguồn tin cho biết hiện các nhân viên của Vietnam Airlines đang được yêu cầu đổi mật khẩu email nội bộ đề phòng bị tin tặc tấn công. Trao đổi với Zing.vn lúc 19h, đại diện Vietnam Airlines thông tin, trang mạng chính thức của Vietnam Airlines bị chiếm quyền domain và chuyển sang trang web xấu ở nước ngoài lúc 16h.  Đến 17h45, trang mạng được khôi phục và đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu của Vietnam Airlines bị tấn công đã được cô lập và kiểm soát. Các chuyên gia công nghệ thông tin của Trung tâm ứng cứu khẩn nguy quốc gia và Công ty FPT, VietTel đang tập trung hỗ trợ Vietnam Airlines để xử lý khắc phục. Hãng hàng không cũng đang triển khai các phương án dự phòng chủ động, tăng cường kiểm soát hành khách tại sân bay đảm bảo hoạt động khai thác bình thường. Hacker tự xưng tấn công trang web Vietnam Airlines là ai? Theo thông tin hiển thị trên trang vào thời điểm đó, 1937cN nhận là “thủ phạm” đứng sau vụ tấn công này. Đây là nhóm tin tặc được cho là mạnh nhất ở Trung Quốc. Theo trang hack-cn.com, website thống kê và xếp hạng hacker Trung Quốc, 1937cN là nhóm hacker nổi tiếng và mạnh nhất nước này với 36.820 cuộc tấn công. Truy cập địa chỉ website 1937CN.com được công bố, đây là một diễn đàn bằng tiếng Trung Quốc, chuyên chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ thuật máy tính, cùng nhiều thông tin chính trị liên quan đến những nước có tranh chấp vùng biển Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản... Trước đó, vào tháng 5/2014, 1937cN từng tấn công vào hơn 200 website của Việt Nam và để lại những lời nhắn, hình ảnh mang tính chất khiêu khích. Hệ thống thông tin sân bay bị chèn nội dung xuyên tạc Chiều 29/7, hệ thống thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài lần lượt gặp sự cố khi phát đi những thông tin xúc phạm Việt Nam, Philippines và xuyên tạc về Biển Đông. Sự cố nghiêm trọng ở sân bay
Cùng ngày, tại một màn hình ở khu vực làm thủ tục hành khách của Hãng Hàng không Vietjet tại sân bay Tân Sơn Nhất cũng xuất hiện nội dung này. Trong khi đó, sân bay Nội Bài cho biết sự cố thông tin tại đây nghiêm trọng hơn Tân Sơn Nhất, thông tin sai trái hiển thị ở hầu hết các quầy thủ tục và đã lan sang hệ thống phát thanh. Trước sự việc trên, lãnh đạo Cảng hàng không Nội Bài đã quyết định cho che màn hình bị lỗi và tiếp tục làm thủ tục để bảo đảm hoạt động bình thường của sân bay. Tuy nhiên ngay sau đó, nội dung này bị lan sang các màn hình ở các quầy thủ tục của các hãng khác. Sau 16h, những nội dung này xuất hiện ở một số quầy thủ tục sân bay Nội Bài. Các hãng hàng không được yêu cầu giữ nguyên tình trạng để cơ quan an ninh vào cuộc làm rõ. 17h chiều nay, tình trạng mạng nội bộ bị can thiệp và tình hình trên đã được thông báo đến 21 cảng hàng không trên toàn quốc để có biện pháp ứng phó.

Mua thông tin cá nhân dễ như mua… rau

Chưa bao giờ thông tin cá nhân của một người như tên, tuổi, địa chỉ… lại được rao bán công khai và mua được dễ dàng như lúc này. 

Mua thông tin cá nhân dễ như mua… rau
2 triệu đồng có ngay 1 triệu thông tin cá nhân

Lọt thông tin khách hàng đi máy bay: Ai phải chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Cá nhân, tổ chức nào cung cấp trái phép các thông tin các nhân của khách hàng cho bên thứ 3 mà không được sự cho phép có thể xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự…

Lọt thông tin khách hàng đi máy bay: Ai phải chịu trách nhiệm?
Thời gian qua, dù Bộ GTVT đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng hàng không, tuy nhiên, mới đây, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải tình trạng nhiều khách hàng phản ánh bị lộ thông tin cá nhân khi liên tục bị quấy rầy bởi các cuộc gọi sử dụng dịch vụ ô tô đưa đón sân bay ngay sau khi mua vé, kể cả khi mua vé trên hệ thống điện tử của hãng.
Liên quan vụ việc trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không tăng cường thanh, kiểm tra các đại lý, các hãng hàng không trong vấn đề bảo mật thông tin. Bộ GTVT cũng kết hợp với công an điều tra, nếu xác định được các đối tượng vi phạm sẽ xử lý theo quy định. Cục hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra việc để lọt thông tin hành khách đi máy bay.

Tin mới