Ngân hàng Eximbank bị tố cáo vi phạm quyền cổ đông trước thềm đại hội

(Kiến Thức) - Ông Hoàng Đôn Hùng, người đại diện theo uỷ quyền của một cổ đông Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ngày 27/7 có đơn tố cáo nhà băng này gửi Thống đốc NHNN và Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Theo đó, nội dung tố cáo về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Eximbank trong việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 và công bố thông tin.

Cụ thể, theo ông Hùng, trong thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 2 dự kiến diễn ra vào ngày 29/7, Eximbank yêu cầu cổ đông phải xuất trình bản chính thông báo mời họp, nếu không, việc đăng ký tham dự sẽ do Ban kiểm tra tư cách cổ đông xem xét.
Cùng với đó, trường hợp cổ đông uỷ quyền thì người được uỷ quyền cũng phải xuất trình được bản chính thông báo mời họp và giấy uỷ quyền có dấu mộc đỏ của Eximbank.
Người làm đơn tố cáo khẳng định các yêu cầu này của Eximbank là trái pháp luật, Điều lệ ngân hàng, ngăn cản việc dự họp - quyền và lợi ích căn bản nhất của cổ đông.
"Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông cho cổ đông là nghĩa vụ của Eximbank và tham dự họp là quyền của cổ đông. Khi thực hiện quyền này cổ đông chỉ cần chứng minh có quyền dự họp, cụ thể là có tên trong danh sách chốt cổ đông có quyền dự họp", theo đơn tố cáo.
Ngan hang Eximbank bi to cao vi pham quyen co dong truoc them dai hoi

Đại hội cổ đông thường niên ngày 30/6 của Eximbank không có đủ số lượng cổ đông.

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 113 Luật Doanh nghiệp và Khoản 1 Điều 4 Nghị định 71/2017, người tố cáo cũng cho rằng việc Eximbank quy định Ban thẩm tra tư cách cổ đông xem xét giải quyết trong trường hợp cổ đông không mang bản chính thông báo mời họp nhưng xuất trình được giấy tờ tuỳ thân hợp pháp là sai luật rõ ràng và tạo ra bất bình đẳng, không công bằng giữa các cổ đông.
Việc cổ đông phải sử dụng mẫu giấy uỷ quyền có dấu mộc đỏ của Eximbank (gửi kèm thông báo mời họp) cũng được ông Hùng tố cáo là trái pháp luật, ngăn cản quyền của cổ đông, căn cứ theo Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp và Điều 31 Điều lệ Eximbank.
Ngoài ra, người tố cáo dẫn một bài báo đưa tin các thành viên HĐQT Eximbank gồm Cao Xuân Ninh, Nguyễn Quang Thông, Lê Minh Quốc, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết và Saitoh đã bị cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt do không tôn trọng quyền của cổ đông nước ngoài SMBC.
Cụ thể là SMBC với quyền hợp pháp của mình đã nhiều lần yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường nhưng bị các thành viên HĐQT trên đây không tôn trọng, trì hoãn tổ chức.
Ông Hoàng Đôn Hùng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán thụ lý đơn tố cáo, xem xét các dấu hiệu sai phạm nêu trên, đồng thời buộc Eximbank công bố thông tin về việc một số thành viên HĐQT bị xử phạt hành chính.
Đơn tố cáo được gửi đi trong bối cảnh tranh chấp quyền lực ở Eximbank không có dấu hiệu hạ nhiệt, giữa các nhóm cổ đông lớn và ngay trong nội bộ Hội đồng quản trị. Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 lần 1 sáng ngày 30/6, chỉ có 17,54% cổ phần tham dự, dẫn tới bất thành. Ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019 vào buổi chiều cùng ngày, dù cũng bất thành song tỷ lệ cổ phần tham dự lên tới 51,92% cho thấy sự quan tâm lớn của cổ đông.
Trong khi Đại hội thường niên dự kiến bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, thì Đại hội bất thường do cổ đông chiến lược SMBC triệu tập lại đặt vấn đề thanh lọc Hội đồng quản trị, giảm bớt số lượng thành viên và loại bỏ những vị trí thiếu uy tín bằng phương thức bỏ phiếu bất tín nhiệm. Việc HĐQT Eximbank sắp xếp để Đại hội thường niên diễn ra trước cho thấy toan tính rõ nét về việc "vô hiệu hoá" Đại hội bất thường - đáng ra phải được tổ chức trước.
Không lâu sau khi bất thành lần 1, Eximbank đã triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 2, dự kiến diễn ra vào ngày 29/7. Theo Điều lệ và Luật Doanh nghiệp, nhà băng này cũng phải triệu tập Đại hội bất thường năm 2019 lần 2 trong vòng 30 ngày, tức là cũng chậm nhất vào ngày 29/7, dù vậy tới nay vẫn chưa có động thái cho thấy sự tuân thủ luật pháp của ban lãnh đạo Eximbank.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Hai nhân viên Eximbank bị bắt: Cái giá phải trả cho sự sơ suất?

(Kiến Thức) -Trong trường hợp hai nhân viên Eximbank vừa bị bắt không cố ý nhưng bị yêu cầu nhận chứng từ và chỉ thị rút tiền 245 tỉ đồng của khách thì rõ ràng, đó là cái giá phải trả quá đắt cho sự…sơ suất.

Vụ việc hai nhân viên ngân hàng Eximbank chi nhánh TP HCM (đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM) bị bắt do liên quan đến vụ việc Lê Nguyễn Hưng - nguyên giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM - đã bị khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 245 tỷ đồng tiết kiệm của bà Chu Thị Bình đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nữ cán bộ Hồ Thị Thủy và Nguyễn Thị Thi, nhân viên phòng khách hàng của Eximbank chi nhánh TP HCM bị bắt và bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là xứng đáng. Bởi hành vi của hai nữ cán bộ này đã giúp sức cho Lê Nguyễn Hưng trong việc chiếm đoạt tiền ngân hàng Eximbank của khách hàng. Cụ thể, hai nữ nhân viên đã thực hiện không đúng các quy định của Eximbank về trình tự, thủ tục lập ủy quyền, lập chứng từ cho khách hàng rút tiền gây thiệt hại cho Eximbank.

Tin mới