Ngân hàng giảm lãi suất, kinh tế có thoát cảnh ảm đạm?

Ngày 15/3/2023, NHNN quyết định giảm một số lãi suất điều hành. Việc giảm lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp tạo xung lực cho thị trường dần hồi phục và phát triển, kinh tế bớt ảm đạm. Các chuyên gia nói gì về điều này? ​

Ngan hang giam lai suat, kinh te co thoat canh am dam?
 TS. Cấn Văn Lực 

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV

Việc NHNN quyết định giảm một số lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu giảm 1 điểm %, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng giảm 1 điểm %, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng nội tệ đối với một số lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5 điểm %), là một động thái khá mạnh dạn, trong bối cảnh xu hướng lãi suất toàn cầu còn tăng nhẹ, áp lực lạm phát trong nước vẫn còn.

Áp lực lãi suất, tỷ giá đối với Việt Nam đã và đang giảm đáng kể. Thực tế, mặt bằng lãi suất của Việt Nam đã giảm 1-2% và tỷ giá USD/VND thậm chí giảm 0,1% so với đầu năm. Lạm phát dù còn cao, nhưng đang giảm dần từ tháng 2/2023. CPI hai tháng đầu năm tăng 4,31% (từ mức tăng 4,89% của tháng 1) và lạm phát cơ bản tăng 4,96% (từ mức tăng 5,21% của tháng 1) so với cùng kỳ năm trước. Thị trường tiền tệ trong nước cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn. Trong bối cảnh xuất khẩu thu hẹp, sản xuất công nghiệp chậm lại, nhu cầu tín dụng khá thấp. Lãi suất thị trường liên ngân hàng đã giảm đáng kể và duy trì ổn định.

Việc giảm lãi suất sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp về nghĩa vụ tài chính, nhất là trong bối cảnh áp lực trái phiếu đáo hạn tăng; xuất khẩu, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng chậm lại, dù đang cải thiện từ tháng 2/2023. Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN đối với nền kinh tế và doanh nghiệp sẽ có 4 tác động sau:

1. Hỗ trợ các TCTD trong việc tiếp cận vốn từ NHNN qua các công cụ như cho vay tái chiết khấu, cho vay liên ngân hàng; qua đó, giúp các TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

2. Lãi suất giảm, trước mắt là lãi suất cho vay ngắn hạn, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, bên vay vốn, giảm một phần chi phí tài chính. Tuy nhiên, hiện tại chỉ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, bằng nội tệ, đối với các lĩnh vực ưu tiên, nên phạm vi ảnh hưởng chưa nhiều. Sau này, khi mặt bằng lãi suất chung có điều kiện giảm thì sẽ tác động tích cực đối với tất cả các bên vay. Đồng thời, doanh nghiệp có thể huy động vốn mới (vay nợ, phát hành trái phiếu) với lãi suất thấp hơn, vừa góp phần tăng khả năng trả nợ, giảm rủi ro nợ xấu, giảm chi phí đầu vào, vừa tạo điều kiện giảm giá đầu ra tương ứng, qua đó kích thích tiêu dùng.

3. Doanh nghiệp và người dân có kỳ vọng lãi suất trên đà giảm, khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu đề ra.   

4. lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực một phần lên thị trường chứng khoán (TTCK) và bất động sản.

Ngan hang giam lai suat, kinh te co thoat canh am dam?-Hinh-2
PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng 

PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng:

Quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam có thể coi là bước đi chủ động, linh hoạt của nhà điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay. Giảm lãi suất điều hành là cơ sở quan trọng để giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Diễn biến này được kì vọng đem lại một số tác động tích cực cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng:

Thứ Nhất, trước đợt giảm lãi suất điều hành này, nhiều NHTM đã giảm lãi suất huy động từ 1-2% so với mức đỉnh của năm 2022. Vì vậy, với mức giảm 1% của lãi suất tái chiết khấu theo Quyết định 313/QĐ-NHNN ngày 14/3/2023 sẽ là cơ sở để các NHTM tiếp tục giảm lãi suất huy động. Kênh tiền gửi tiết kiệm có thể coi là kênh đầu tư cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư bất động sản. Do đó, khi kênh tiền gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn thì các nhà đầu tư sẽ có thể lựa chọn các kênh đầu tư khác, qua đó tạo cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các thị trường tài sản khác thoát khỏi sự ảm đạm

Thứ Hai, lãi suất huy động giảm là cơ sở tốt nhất để giúp lãi suất cho vay hạ nhiệt. Điều này sẽ giảm gánh nặng lãi suất cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho kinh tế tăng trưởng.

Thứ Ba, vốn là một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) gặp nhiều khó khăn thì ngành ngân hàng đang được coi là kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, với mặt bằng lãi suất qua cao trong giai đoạn cuối 2022, đầu 2023 đã khiến cho lực cầu tín dụng khá yếu. Các doanh nghiệp ngại ngần không dám dầu tư, các khách hàng vay vốn không những không vay mới mà còn tìm cách hoàn trả nợ khiên cho dư nợ tại hệ thống ngân hàng giảm mạnh.

Chính vì vậy, việc giảm lãi suất điều hành cũng như lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 1 số lĩnh vực có thể coi là một cách khơi thông dòng vốn đang bị “tắc nghẽn” do lực cầu yếu. Khi dòng vốn được khơi thông, kì vọng các doanh nghiệp và các chủ thể khác sẽ tiếp cận với nguồn vốn có chi phí hợp lý, từ đó tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi.

Ngân hàng nới room, doanh nghiệp trông chờ giảm lãi suất

Nhiều doanh nghiệp thuộc khối sản xuất trong đối tượng được ưu tiên vay khi hệ thống tín dụng nới room rất trông chờ tiếp động thái hạ lãi suất cho vay để dễ tiếp cận vốn.

Một tuần sau động thái nới room tín dụng của NHNN (ngày 5/12), tại hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL” diễn ra ở Cần Thơ giữa tuần qua, ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật thông tin, năm 2022, Vietcombank dành cho doanh nghiệp hạn mức vốn tăng 20% so với năm 2021 và 4 lần hỗ trợ lãi suất từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay. Mặc dù đã có hỗ trợ lãi suất, song doanh nghiệp vẫn mong tiếp cận vốn dễ hơn để kịp sản xuất theo mùa vụ.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Aria Đồng Tháp cho rằng, hai quý cuối năm, xuất khẩu cá tra gặp khó do cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc các quốc gia thi nhau phá giá đồng nội tệ ảnh hưởng xuất khẩu. Vì thế, vị này kiến nghị ngành ngân hàng giữ ổn định mặt bằng tỷ giá và giảm lãi suất cho vay.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và thương mại Thuận Phước nhận định, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nếu lãi suất không hạ thì hiệu quả sản xuất không có, người đi vay sẽ rất cân nhắc.

Để gỡ khó lãi suất cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Điều hành Ngân hàng VietinBank cho biết, từ nay đến Tết nguyên đán, nhà băng này dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng với dư nợ bằng đồng Việt Nam đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL.

Đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (chi nhánh Hậu Giang) cho hay, đơn vị tập trung vào cho vay trồng lúa, cây ăn quả; chế biến xuất khẩu; thức ăn chăn nuôi… lãi suất cho vay hiện giảm 0,5-1% so với các lĩnh vực khác.

Ngan hang noi room, doanh nghiep trong cho giam lai suat

NHNN thực hiện nới room tín dụng mà không gây ảnh hưởng quá nhiều lên tỷ giá, vẫn đảm bảo khả năng giữ mục tiêu lạm phát đề ra. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Đại học Kinh tế TP.HCM) đánh giá, động thái nới room của NHNN cần 1-2 quý để chính sách tiền tệ phản ánh vào tăng trưởng, nhưng xét về góc độ hỗ trợ vốn cho nền kinh tế thì vẫn hiệu quả, giúp doanh nghiệp và cá nhân có được nguồn vốn để trang trải thanh khoản trong thời điểm hiện tại.

Theo ông, nếu không hỗ trợ vốn ngay lúc này thì sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế trong các quý sau bởi doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí phá sản vì không xoay được dòng vốn.

TS. Đào Lê Trang Anh, Giảng viên chuyên ngành Tài chính, Khoa Kinh doanh và quản trị (Đại học RMIT Việt Nam), chung nhận định, không chỉ nới room tín dụng, NHNN cũng nhấn mạnh tập trung cho vay đối với những lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế (nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ... ).

Đây là định hướng đúng đắn từ Chính phủ do cuối năm là thời điểm giới doanh nghiệp sản xuất đang “khát” vốn để thanh toán công nợ, trả lương thưởng cho nhân viên, nhập nguyên vật liệu chuẩn bị hàng Tết và nhận đơn đặt hàng cho quý I/2023.

“NHNN lập tức phát tín hiệu bơm thanh khoản sau khi nới room tín dụng để đảm bảo các ngân hàng có đủ nguồn vốn, các tỷ lệ khác an toàn. Với động thái này, độ trễ của chính sách tiền tệ là khá thấp, việc nới room tín dụng sẽ đạt được hiệu quả đáng kể trong bối cảnh doanh nghiệp đang rất khát vốn”, TS. Trang Anh phân tích.

 

Nhiều nhà băng giảm lãi suất huy động sau động thái của Ngân hàng Nhà nước

Ghi nhận trong những ngày gần đây, hàng loạt ngân hàng thương mại thực hiện giảm mạnh lãi suất huy động, xuống dưới mức 9,5%/năm.

Cụ thể, ngày 20/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), giảm lãi suất kỳ hạn 6 tháng 0,4 điểm phần trăm xuống còn 9,2%/năm; kỳ hạn 9 tháng giảm 0,5 điểm phần trăm, xuống còn 9,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,4 điểm phần trăm, còn 9,4%/năm. Ở mức giảm lãi suất cao nhất, SaigonBank giảm 1 điểm phần trăm, từ 10,5%/năm xuống còn 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.

Cũng trong ngày 20/12, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) giảm lãi suất huy động xuống còn 5,65-5,9%/năm đối với kỳ hạn 1-3 tháng. Tại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, BaoVietBank giảm lần lượt xuống còn 8,8%/năm và 9,4%/năm.

Đối với Ngân hàng số Cake by VPBank (hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank và Công ty cổ phần Be Group), ngày 19/12 đưa ra mức giảm lãi suất huy động về 9,5% dành cho tất cả các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Nhieu nha bang giam lai suat huy dong sau dong thai cua Ngan hang Nha nuoc

Hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 9,5%/năm cho các kỳ hạn. (Ảnh: Hoàng Hà)

Mới đây, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) cũng giảm lãi suất tiết kiệm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 10%/năm xuống còn 9,2%/năm.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng giảm 0,4 điểm phần trăm cho tất cả các kỳ hạn. Ở kỳ hạn 13-36 tháng giảm xuống còn 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng giảm xuống còn 8,9%/năm, kỳ hạn 6-11 tháng xuống còn 8,8%/năm.

Như vậy, các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, cho tất cả các kỳ hạn xuống dưới mức 9,5%/năm.

Hôm 15/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi các ngân hàng, thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm, trên cơ sở đó tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, vừa qua, một số ngân hàng thương mại (NHTM) điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người gửi tiền và người đi vay.

Theo Hiệp hội, trước đó, ngày 9/12/2022, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Hiệp hội Ngân hàng đã kiến nghị Thống đốc một số giải pháp hỗ trợ các NHTM liên quan đến hỗ trợ thanh khoản từ nay đến hết Tết nguyên đán 2023, đồng thời thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất).

Tại cuộc họp đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, các ngân hàng thực hiện đúng cam kết giảm lãi suất cũng là một trong những yếu tố quan trọng để NHNN có thêm điều kiện xác định hạn mức tín dụng năm 2023 cho ngân hàng đó, bên cạnh những chỉ tiêu đánh giá xếp loại...

Ngày 22/12, Thống đốc NHNN phát đi công văn, trong đó nhấn mạnh sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý.

Tin mới