Ngân hàng MB, Kumho-Hyundai “đốp chát” gì về DA Lộ Tẻ - Rạch Sỏi?

(Kiến Thức) - Liên quan đến việc Liên danh Kumho - Hyundai có thư gửi Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam để cảnh báo về sự thiếu uy tín của Ngân hàng Quân đội (MB), sáng 20/1/2020, đại diện MB đã có phản hồi chính thức về vụ việc.

Đại diện MB cho biết ngân hàng rất lấy làm tiếc với cách giải quyết của Liên danh nhà thầu Kumho-Hyundai (nhà thầu chính) trong quá trình đề nghị MB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại gói thầu thi công Công tác đường đoạn KM 48+522 – KM 52+700 dự án đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số Mười bảy Thăng Long (nhà thầu phụ) thi công.
Theo đại diện MB, nhà thầu chính đã vi phạm quy tắc thương lượng, hoà giải và cuối cùng sẽ được giải quyết bởi sự phân xử tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) bởi một trọng tài chỉ định bởi SIAC. Hành động này của nhà thầu chính đã ảnh hưởng tới hình ảnh và thương hiệu của MB.
Ngan hang MB, Kumho-Hyundai “dop chat” gi ve DA Lo Te - Rach Soi?
 Ảnh minh họa. 
Trước đó, trong công văn số 290/MB-HS gửi Liên danh Kumho-Hyudai ngày 17/1/2020, phía MB cho biết: "Nhà thầu chính đã không thực hiện việc chuyển tiền thanh toán lần 5 và 6 về tài khoản của nhà thầu phụ theo đề nghị thanh toán của nhà thầu phụ đã được nhà thầu chính thống nhất ký và đóng dấu. Hành động này làm suy giảm khả năng tài chính của nhà thầu phụ dẫn đến việc nhà thầu phụ gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ thi công, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra thiệt hại đối với tài sản đảm bảo của MB".
Nhà thầu chính đã đề nghị ngân hàng MB tài trợ vốn cho nhà thầu phụ để thi công nhưng nhà thầu chính lại đơn phương chấm dứt toàn bộ hợp đồng thầu phụ trước hạn mà không có sự thống nhất với MB. Điều này gây thiệt hại lớn cho MB.
Về phương án giải quyết, MB cho biết sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tạm ứng nhưng từ chối thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trường hợp nhà thầu chính không đồng ý với ý kiến trên, MB đề nghị nhà thầu chính thực hiện phân xử tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Thư bảo lãnh và hợp đồng thầu phụ.
Trước đó, Liên doanh Kumho – Hyundai có thư gửi Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam khuyến nghị Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc và các doanh nghiệp xây dựng Hàn Quốc tại Việt Nam từ chối toàn bộ hoạt động giao dịch với MB nhằm tránh và có thể tránh nguy cơ khi giao dịch với MB.
Lý do khiến liên danh này phải có động thái kể trên bởi những vướng mắc đang gặp phải với MBBank khi thực hiện dự án thi công tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi – một dự án sử dụng vốn ODA Hàn Quốc.
Trong văn bản ngày 24/10/2019, MB Bank chi nhánh Phú Nhuận cho biết: Sau khi nhận được yêu cầu thanh toán của liên danh Kumho – Hyundai, đại diện MB, nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long và nhà thầu chính Kumho đã có cuộc họp ngày 25/7/2019 tại trụ sở văn phòng liên danh Kumho – Hyundai. Với sự chứng kiến của nhà thầu chính Kumho, MB cam kết tiếp tục tài trợ cho nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long thanh toán các công nợ tồn đọng, cũng như tiếp tục tài trợ nguồn vốn để nhà thầu phụ tập kết vật tư, huy động máy móc thiết bị và nhân công thi công theo tiến độ cam kết.
Đại diện MB Bank chi nhánh Phú Nhuận cho rằng: Trên thực tế, MB đã thực hiện đúng cam kết này, cụ thể là MB đã tài trợ cho nhà thầu phụ Công ty số 17 Thăng Long thanh toán dứt điểm công nợ cũ và tập kết thêm vật tư, huy động máy móc thiết bị tiếp tục thi công. Trong suốt quá trình nhà thầu phụ công ty số 17 Thăng Long tiếp tục thi công dưới sự tài trợ vốn của MB, nhà thầu chính Kumho không có ý kiến bằng văn bản hay động thái về việc buộc ngừng thi công mà vẫn để cho nhà thầu phụ thi công bình thường. Trường hợp nếu nhà thầu chính Kumho chỉ đạo ngừng thi công trước khi MB tiếp tục tài trợ vốn thì ngân hàng chúng tôi đã ngừng tài trợ sớm hơn, giảm tối đa thiệt hại.
Trước các giải thích của MB Bank, liên danh nhà thầu này bày tỏ không đồng tình, và tiếp tục có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam… phản ánh sự việc.

Sẽ ra sao nếu PGBank và MBBank sáp nhập?

(Kiến Thức) - Nếu tin đồn PGBank sáp nhập với MBBank là sự thật,  nó sẽ làm thay đổi đáng kể vai trò và vị thế của hai ngân hàng này trên thị trường.

Gần đây, dư luận xôn xao khi bất ngờ xuất hiện tin đồn PGBank sáp nhập với MBBank (Ngân hàng TMCP Quân đội - HOSE: MBB)... Nhiều người băn khoăn sẽ như thế nào nếu thông tin này là thật?

MBBank quan hệ như thế nào với Nhật Cường mobile vừa bị khám xét?

(Kiến Thức) - Nhật Cường mobile mà đại diện là vợ chồng ông chủ Bùi Quang Huy đã ký nhiều hợp đồng vay vốn với MBBank. Tài sản thế chấp là nhiều siêu xe và bất động sản. Điều này phần nào cho thấy mối quan hệ mật thiết của hai doanh nghiệp.

Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến sự kiện hệ thống Nhật Cường mobile bị cơ quan công an khám xét và đóng cửa loạt showroom vào sáng 9/5/2019. Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng Nhật Cường mobile vẫn chưa mở cửa trở lại, khiến nhiều khách hàng không khỏi lo lắng. 
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?
Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng Nhật Cường mobile hôm 9/5.
Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, có trụ sở chính tại số 39 - 41 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy giữ chức danh là Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile. Ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Năm 2001, vốn điều lệ của Nhật Cường là 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng vốn điều lệ, con số đã lên đến 38 tỷ đồng. Trong số đó, ông Bùi Quang Huy nắm đến 90% vốn. 
Bên cạnh chức vụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, ông Huy còn là chủ sở hữu, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software). Đây cũng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của Nhật Cường khi "ôm trọn" nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp...
Để có thể trúng thầu những gói dịch vụ "khủng" này, Nhật Cường không thể không có vốn. Vì thế, câu hỏi ai đã "rót' vốn cho công ty này và có quan hệ mật thiết thế nào sau khi Nhật Cường mobile bị khám xét đã được rất nhiều người đặt ra.
 Thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của nhà băng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?-Hinh-2
 MBBank đã 8 năm đồng hành với Nhật Cường Mobile. Ảnh minh họa.

Tin mới