Ngân hàng nào giảm lãi suất tiền gửi mạnh nhất từ cuối năm 2019 đến nay?

(Vietnamdaily) - Đây là đợt giảm lãi suất tiền gửi mạnh nhất và tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2019 đến nay. Bên cạnh sự tác động giảm của các lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi giảm mạnh chủ yếu là do đầu ra tín dụng yếu.

Tuần qua, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng vẫn khá bình lặng dù bước qua thời điểm chốt quý quan trọng. NHNN chỉ bơm ròng 1 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3%/năm. Lãi suất đi ngang trên liên ngân hàng, giữ ở mức 0.21%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0.3%/năm với kỳ hạn 1 tuần.

Trong khi đó, trên thị trường 1, các NHTM đồng loạt giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ 10-90 điểm phần trăm từng kỳ hạn kể từ 1/7/2020.

Đi đầu là 4 NHTM có vốn nhà nước như Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV với mức giảm 25-30 điểm phần trăm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và 50 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Ngan hang nao giam lai suat tien gui manh nhat tu cuoi nam 2019 den nay?
 

Cụ thể, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng xuống còn 3,7%, thậm chí không kỳ hạn chỉ 0,1%. Với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất tiền gửi chỉ 4,4% và tăng lên 4,6% cho kỳ hạn 9 tháng. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất mà các nhà băng thuộc nhà nước này áp dụng chỉ 6% cho các kỳ hạn 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng.

Còn một số ngân hàng có mức giảm lớn hơn 4 nhà băng nói trên (từ 50-90 điểm phần trăm) là Techcombank, ACB, TPBank...

Trong đó, Techcombank nằm trong mức 3,3% cho kỳ hạn dười 6 tháng, và 5% cho kỳ hạn 6 tháng. TPBank áp dụng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng chỉ 3,85%, còn 6 tháng là 5,85%.

ACB áp dụng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trong khoảng 3,8% đến 3,9% tùy khoản tiền gửi; còn kỳ hạn 6 tháng từ 5,4% đến 5,7%.

Các NHTM thường huy động lãi suất cạnh tranh (VPBank, SHB, HDBank…) cũng giảm từ 10-30 điểm phần trăm. SHB cũng lui về 3,85% cho kỳ hạn 1 tháng; còn kỳ hạn 3 tháng cũng ở mức thấp 3,95%. VPBank từ 3% đến 3,7% tùy hạn mức tiền gửi cho kỳ hạn 1 tháng; còn kỳ hạn 6 tháng dao động trong mức 5,7% đến 6%.

Đây là đợt giảm lãi suất mạnh nhất và tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2019 đến nay.

Ngược lại, ở kỳ hạn 1 tháng với mức lãi suất tiền gửi cao nhất là 4,25% đang được các nhà băng như Bắc Á, Đông Á, Nam Á Bank, NCB, OceanBank, SCB áp dụng.

Trong đó, NCB vẫn nổi trội với những mức lãi suất tiền gửi khá ưu đãi so với mặt bằng chung như kỳ hạn 6-7 tháng lên tới 7,25%; và mức cao nhất mà nhà băng này áp dụng là 7,9% cho kỳ hạn 18 và 24 tháng.

Nhìn chung, lãi suất tiền gửi hiện ở mức 3.5-4.25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4.4-6.7% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, từ 5.5-7.5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.

Vùng lãi suất này đã thấp hơn 0.75%-1%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1%-2%/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm 2019.

Theo Chứng khoán SSI, bên cạnh sự tác động giảm của các lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi giảm mạnh chủ yếu là do đầu ra tín dụng yếu. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đến 29/6 là 3.26% so với cuối 2019, dù có tăng tốc trong tháng 6 (tăng 1.28% so với tháng 5) nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mức 7.36% của 6 tháng 2019.

Tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng khiến cho các NHTM dư thừa VNĐ và điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi. Sau đợt giảm này, nhiều khả năng lãi suất tiền gửi sẽ đi ngang.

Cụ thể, mức giảm lãi suất huy động từ 1-2% đã gần bằng với mức giảm lãi suất cho vay; triển vọng tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện do các hoạt động kinh tế, giao thương đang dần hồi phục và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh; cân đối với yếu tố tỷ giá và lạm phát.

Lãi suất tiền gửi 'yên ắng', nhà băng đua nhau khuyến mãi

(Vietnamdaily) - Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng không ghi nhận nhiều sự thay đổi trong tuần qua. Trong khi đó các nhà băng vẫn liên tục tung ra các gói ưu đãi đa dạng nhằm hút khách cũng như kích cầu thanh toán qua thẻ.

Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần qua của Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong 2 tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần như không thực hiện các giao dịch mới trên thị trường mở, tiền đồng được bơm ra thông qua lượng tín phiếu liên tục đáo hạn. 

Tuần qua (8-12/6), ghi nhận 2 nghìn tỷ cuối cùng (trong số 147 nghìn tỷ đồng tín phiếu 91 ngày phát hành trong Q1/2020) đã đáo hạn hết, tương ứng với 2 nghìn tỷ đồng được NHNN bơm ra thị trường mở. 

Chỗ khát vốn, nơi ứ tiền: Hàng tỷ USD ách tắc, 'biết rồi nói mãi'

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 90% tổng số DN cả nước rất khó khăn tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Nguyên nhân vẫn là những vướng mắc cũ mà cả DN và NH không thể vượt ra ngoài quy định.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đến ngày 16/6 đạt 2,13%, thấp xa so với 5,7% cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, cho vay các DN nhỏ và vừa (DNNVV) tăng trưởng giảm 0,7%.