Ngân hàng VND “đặc biệt nhất VN” thiếu chủ tịch, tổng giám đốc

Chủ tịch vừa chuyển sang ngân hàng khác, Tổng giám đốc thì về hưu từ tháng 10, hiện 2 ghế nóng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vẫn đang để trống.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định điều chuyển Chủ tịch ngân hàng VDB Phạm Quang Tùng sang nhận nhiệm vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong bối cảnh BIDV đang khuyết vị trí Chủ tịch.
Ông Phạm Quang Tùng giữ chức Chủ tịch VDB từ đầu tháng 6/2016, thay cho ông Nguyễn Quang Dũng, quyền Chủ tịch, nghỉ hưu. Trước đó, ông Tùng cũng từng có nhiều năm giữ chức Phó tổng giám đốc BIDV.
Vào ngày 1/10, ông Trần Bá Huấn, Tổng giám đốc VDB cũng nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/10.
Như vậy, tính đến thời điểm này, ghế nóng Chủ tịch và Tổng giám đốc VDB vẫn đang bỏ trống.
VDB thành lập năm 2006
 VDB thành lập năm 2006
VDB được coi là ngân hàng khá đặc biệt. Thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khác với nhiều ngân hàng thông thường khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao thêm một số nhiệm vụ. Đó là bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thương mại, cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay vốn trả nợ lương và thanh toán BHXH đối với người lao động mất việc làm và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng chính phủ giao.
Trong số 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu, kém hiệu quả ngành Công Thương, Ngân hàng VDB là một trong những ngân hàng cho vay nhiều nhất.
Tổng số vốn vay của 12 dự án này tại các ngân hàng trong nước hơn 41.800 tỷ đồng, thì vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 16.800 tỷ đồng.

Có nên mua cổ phiếu ngân hàng BIDV?

Với mức giá chào sàn là 18.700 đồng/cp, liệu cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có đáng mua?

Theo ước tính, năm 2013, lợi nhuận sau thuế của BIDV vào khoảng 3.900 tỷ đồng, tương đương lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là 1.400 đồng, mức trung bình của các cổ phiếu ngân hàng.

Nguyên GĐ ngân hàng VDB Đắk Lắk–Đắk Nông có nhà 40 tỷ

(Kiến Thức) - Ông Vũ Việt Hùng hiện có nhiều ngôi nhà tiền tỷ ở TPHCM, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương… trong đó, có căn nhà trị giá lên tới 40 tỷ đồng.

Ngày 11/3, TAND tỉnh Đắk Nông đã đưa 13 bị cáo trong đại án tham nhũng ra xét xử sơ thẩm. 
Theo cáo trạng buộc tội được VKSND cùng cấp công bố trước HĐXX, từ năm 2008 đến năm 2010, bị cáo Vũ Việt Hùng (57 tuổi), với chức Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông đã ký duyệt cho Cao Bạch Mai (65 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật - Đắk Nông) và Trần Thị Xuân (50 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân - Đắk Nông) vay gần 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông. Hai đối tượng trên chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 350 tỷ đồng. Trong khi đó, Mai và Xuân đã qua Trung Quốc làm giả 130 hợp đồng kinh tế xuất khẩu để hợp thức hoá hồ sơ vay vốn lãi suất thấp.

Tin mới