Ngành du lịch: Tham lợi ích nhỏ, hại lợi ích lớn

(Kiến Thức) - Nhìn lại thực tế cho thấy, ngành du lịch nước ta phát triển còn chậm so với các nước trong khu vực, phát triển chưa xứng với tiềm năng và lợi thế.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Đất nước ta có bờ biển dài trên 3.000km, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích và danh lam thắng cảnh đẹp được UNESCO công nhận. Hơn nữa, đất nước ta lại rất thanh bình, người dân hiền hòa và thân thiện, đó là những điều kiện lý tưởng để cho ngành du lịch phát triển.
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, đầu tư cho du lịch như về hạ tầng, đào tạo con người cho ngành du lịch. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế cho thấy, ngành du lịch nước ta phát triển còn chậm so với các nước trong khu vực, phát triển chưa xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, chưa xây dựng được vững chắc thương hiệu du lịch và do đó sự đóng góp của ngành du lịch cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước còn rất khiêm tốn.
Trên bình diện vĩ mô vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về chấn chỉnh công tác du lịch, đã mở rộng diện nhập thị thực để mời gọi du khách nước ngoài. Đã có nhiều cuộc hội thảo để tìm ra phương hướng để đẩy mạnh và phát triển ngành du lịch...
Bài toán để phát triển ngành du lịch là một bài toán tổng hợp liên quan đến nhiều thông số, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch và các địa phương có điểm du lịch, và cũng cần được phân rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý du lịch và địa phương đồng thời phải tuyên truyền sâu rộng để người dân địa phương tại các điểm du lịch thấy rõ lợi ích và ngành du lịch mang lại, có biện pháp và chế tài quyết liệt nghiêm khắc xử lý những hiện tượng tiêu cực tại các khu du lịch.
Để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, ngành du lịch nước ta nên nghiên cứu về giá cả du lịch cho hợp lý hơn, hiện giá cả du lịch nước ta đang cao hơn một số nước trong khu vực. Đặc biệt, phải giải quyết triệt để tệ nạn chặt chém khách tại các khu du lịch, không thể để tồn tại hiện tượng ăn hai tô phở lèo tèo mà lấy với giá 800.000đ hoặc mua 1,2kg cua biển khi lên đĩa chỉ còn 0,4kg mà các phương tiện thông tin đã nêu. Ngoài ra, còn nhiều hiện tượng tiêu cực khác như gian lận giá cước, giá gửi xe, đeo bám, chèo kéo khách một cách nhiệt tình quá đáng phát sợ, ăn xin, mất vệ sinh môi trường làm cho khách không hài lòng mất thiện cảm...
Những vấn đề trên tồn tại đã nhiều năm nếu không có giải pháp quyết liệt để người dân vì tham lợi ích nhỏ sẽ ảnh hưởng tới lợi ích lớn trong việc phát triển du lịch ở nước ta. 

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Công an Hà Nội sẽ thành lập cảnh sát du lịch?

"Chặt chém" khách du lịch như cơm bữa

Thời gian gần đây, tình trạng khách du lịch bị "chặt chém", đối xử tệ hại tại Hà Nội liên tục diễn ra. Vụ việc Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) Nguyễn Văn Tuấn đã phải đi gặp gỡ xin lỗi bà Schultz Ilona Jane, du khách bị một xích lô Hà Nội "chặt chém" 1,3 triệu cho 5km đường chưa kịp lắng xuống thì đã xảy ra ngay vụ 3 khách người Pháp bị tài xế taxi và nhân viên khách sạn trên phố cổ cấu kết lừa đảo, đe dọa tính mạng khi họ vừa đặt chân đến thủ đô.

Mới đây nhất, ngày 15/5, báo chí đồng loạt đưa tin về việc "Khách Pháp choáng váng khi bị ném tiền bo vào mặt".  Theo thông tin này, cô Emmanvelle Sénèchal cảm thấy “sốc” vì hành động khiếm nhã của một số người Việt. Khi cô tới Hà Nội và Huế luôn bị làm phiền bởi một đội quân xích lô, đặc biệt là ở Huế. Sau một chuyến tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 VNĐ cho người lái.

Tuy nhiên, Sénèchal cho biết: “Không ngờ anh ta quăng tờ tiền vào mặt tôi và lẩm bẩm gì đó trong miệng khiến tôi sốc vô cùng. Sau này, tôi mới biết được, họ chê tiền bo ít nên mới có hành động như vậy”.

PGS Nguyễn Văn Huy: "Lấy cớ du lịch sẽ phá vỡ di sản"

(Kiến Thức) - PGS Nguyễn Văn Huy cho rằng, không thể lấy lợi ích du lịch làm cái cớ trong cách ứng xử với nhiều di tích, di sản hiện nay. 

Thừa nhận di tích, di sản có mối liên hệ mật thiết với lợi ích kinh tế mà trước hết là phát triển du lịch song PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia cho rằng, không thể lấy lợi ích du lịch làm cái cớ trong cách ứng xử với nhiều di tích, di sản hiện nay. Bởi những bài học nhãn tiền cho thấy, khi quá coi trọng yếu tố phát triển du lịch sẽ phá vỡ không gian lịch sử của di tích, cảnh quan di sản.
“Hiện nay, nhiều khi vì lợi ích chi phối, người ta chỉ quan tâm tới yếu tố kinh tế mà sẵn sàng phá vỡ cảnh quan, hủy hoại thiên nhiên… Nên nhớ, làm sai thì không sửa được. Với bất cứ một dự án nào đó có liên quan đến di tích, di sản cụ thể thì đều đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ từ trên xuống dưới và phối hợp với nhiều ngành, lĩnh vực liên quan để không hủy hoại thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan. Do đó, mỗi hành động dù nhỏ trước hết đều phải xuất phát từ trách nhiệm vì đất nước” - PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia.
“Hiện nay, nhiều khi vì lợi ích chi phối, người ta chỉ quan tâm tới yếu tố kinh tế mà sẵn sàng phá vỡ cảnh quan, hủy hoại thiên nhiên… Nên nhớ, làm sai thì không sửa được. Với bất cứ một dự án nào đó có liên quan đến di tích, di sản cụ thể thì đều đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ từ trên xuống dưới và phối hợp với nhiều ngành, lĩnh vực liên quan để không hủy hoại thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan. Do đó, mỗi hành động dù nhỏ trước hết đều phải xuất phát từ trách nhiệm vì đất nước” - PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia. 

Tin mới