Ngành hàng không tiếp tục gặp khó trong quý 3, khi nào mới 'cất cánh'?

(Vietnamdaily) - Dù đại dịch COVID-19 đã dần hạ nhiệt tại Việt Nam, tuy vậy các hãng hàng không vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường.

Các ông lớn hàng không vẫn còn gặp khó trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các con số biết nói trên Báo cáo tài chính quý 3/2020.

“Anh cả” Vietnam Airlines kinh doanh dưới giá vốn nên báo lỗ sau thuế 3.997 tỷ đồng, lỗ ròng hơn 3.912 tỷ đồng trong quý 3. Doanh thu trong kỳ giảm đến 70%, trong đó, doanh thu hành khách nội địa giảm 35%, quốc tế giảm 95%, còn doanh thu thuê chuyến giảm 53%.

Vietnam Airlines cho biết nguyên nhân do dịch COVID-19 đã tác động nghiệm trọng đến ngành hàng không toàn cầu, khiến doanh thu công ty mẹ giảm đến 66% bởi giảm doanh thu cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, các đơn vị có liên quan đến dịch vụ hàng không cũng ảnh hưởng lớn như Vacs, Skypec, Viags… Trong cuộc họp báo trước đó, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết Pacific Airlines lỗ 1.100 tỷ đồng trong 9 tháng và dự kiến cả năm lỗ 1.600 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần ở mức 32.411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lỗ ròng lên đến gần 10.472 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc kiểm soát dòng tiền khi trong 9 tháng dòng tiền kinh doanh âm gần 6.270 tỷ đồng, trong khi năm ngoái dương gần 7.874 tỷ đồng.

"Nếu thị trường này không phục hồi được thì chúng tôi vẫn tiếp tục khó khăn. Sang năm 2021, chúng tôi dự tính mỗi ngày vẫn lỗ vài chục tỷ đồng, mức lỗ sẽ ngang năm 2020.

Vì thị trường nội địa có phục hồi nhưng giá vé vẫn thấp quá, thậm chí dưới 50% mức giá năm 2019 do các hãng đều dồn cả vào thị trường nội địa, giá cạnh tranh nhau từng đồng", ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines phát biểu tại Hội nghị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 sáng 5/11.

Nganh hang khong tiep tuc gap kho trong quy 3, khi nao moi 'cat canh'?
 Hàng không đều gặp nạn trong 9 tháng đầu năm. 

Khó khăn cũng đeo bám với hãng hàng không giá rẻ Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Được biết, quý 3 Vietjet ghi nhận doanh thu thuần lao dốc 79% từ hơn 13.577 tỷ về còn hơn 2.809 tỷ đồng.

Cộng thêm khoản lỗ 28 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 3 tỷ) từ liên doanh liên kết và 3 tỷ từ hoạt động khác khiến lợi nhuận sau thuế của Vietjet âm 971 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 1.700 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần giảm mạnh 64% về còn 13.779 tỷ đồng. Đồng thời, Vietjet cũng lỗ ròng 925 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 3.681 tỷ đồng.

Nói về kết quả thua lỗ, Vietjet cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp lên ngành hàng không toàn cầu và là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm về nhu cầu đi lại giữa các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không ngoại lệ.

Sau khi được phép bay trở lại, Vietjet đã vận chuyển được hơn 3 triệu lượt khách trong quý 3/2020 và tích luỹ vận chuyển hơn 10 triệu khách trong 9 tháng đầu năm.

Vietjet đã mở mới thêm 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân, đưa tổng đường bay nội địa lên 52 đường bay. Tần suất khai thác của Vietjet trong tháng 7 đạt 300 chuyến/ngày, tăng 27% so cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, đại dịch lần 2 vào cuối tháng 7 đã ảnh hưởng kết quả kinh doanh quý 3, trong đó số chuyến bay nội địa giảm 35% xuống 15 nghìn chuyến bay, tổng số chuyến bay trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt gần 60 nghìn chuyến.

Đồng thời, Vietjet cũng tổ chức được gần 250 chuyến bay quốc tế, chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hoá về nước. Do đó, lỗ 9 tháng chỉ hơn 925 tỷ là số lỗ thấp hơn so với dự kiến của Vietjet.

Phụ thuộc vào hành khách trên các chuyến bay, các dịch vụ liên quan đến hàng không cũng không thể kinh doanh khởi sắc.

Công ty Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) cho biết doanh thu trong 9 tháng lao dốc 65% về còn 297 tỷ đồng, lỗ ròng gần 28 tỷ đồng dù cũng kỳ lãi lớn 154 tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo công ty, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và tác động sâu sắc đến ngành kinh doanh du lịch, dịch vụ hàng không nói riêng.

Trong buổi chia sẻ với nhà đầu tư ngày 4/11, Taseco vẫn tiếp tục có quan điểm thận trọng về kết quả kinh doanh quý 4/2020 và cho rằng vẫn sẽ ghi nhận lỗ trong thêm 1 quý nữa, nhưng con số lỗ sẽ thấp hơn trong quý 2/2020.

Ban lãnh đạo của Taseco tin rằng khi vận tải hàng không phục hồi trở lại mức trước dịch COVID-19 như đã diễn ra trong tháng 7, Taseco có thể bắt đầu có lợi nhuận trở lại.

Công ty vẫn mở 4 cửa hàng mới tập trung tại các cảng hàng không trong nước trong 9 tháng 2020 nhằm đáp ứng sự phục hồi của vận tải hàng không trong nước trong khi hiện đang thành lập một bộ phận để tái cơ cấu mảng kinh doanh khách sạn.

Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SGN) cũng ghi nhận doanh thu thuần giảm phân nửa trong 9 tháng về còn 573 tỷ đồng, lãi ròng giảm 65% xuống còn hơn 81 tỷ đồng.

Công ty cho biết, từ khi dịch bệnh trở lại vào cuối tháng 7/2020, Chính phủ đã thực hiện chỉ đạo cách ly xã hội đối với Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố có ca nhiễm. Điều này đã tác động đến hoạt động kinh doanh của SGN, nhất là tại chi nhánh Đà Nẵng – tâm chấn của đợt bùng phát.

Ngoài ra, việc chưa thể mở lại các chuyến bay quốc tế cũng đang kìm hãm sự hồi phục của công ty có nguồn thu lớn từ thị trường quốc tế như SGN.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ghi nhận lợi nhuận sụt giảm 94% về 138 tỷ đồng trong quý 3. Đáng lưu ý, khoản lãi mà ACV có được trong quý 3 là nhờ lãi tiền gửi từ khoản tiền gần 34.000 tỷ đồng. Trên thực tế, lãi gộp trong quý của ACV chỉ ghi nhận vỏn vẹn 41 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, Uỷ Ban quản lý vốn Nhà nước mới đây đã cảnh báo ACV sẽ gặp khó khi mà nguồn tiền tích luỹ trong giai đoạn 2020-2025 sẽ giảm sút mạnh, và dự báo lợi nhuận đến năm 2025 tiếp tục giảm, thấp hơn với mức năm 2019. 

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo quý 4/2020 sẽ cực kỳ khó khăn và có rất ít dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh trong nửa đầu năm 2021 sẽ tốt hơn.

Theo nhận định của giới chuyên gia trong ngành hàng không, quý 3 – quý 4 vào mùa thấp điểm du lịch nên sản lượng vận chuyển sẽ khó hồi phục về mức như những năm trước đó.

PGS. TS Nguyễn Thiện Tống - chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực hàng không cho rằng, ngành hàng không thế giới bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và sẽ phục hồi chậm trong năm 2021 cho đến khi vắc xin được sử dụng rộng rãi. 

Hành khách quốc tế thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong số hành khách nội địa do đó tình hình các chuyến bay quốc tế chậm phục hồi cũng ảnh hưởng đến việc phục hồi lượng hành khách nội địa.

VNA lỗ 4.000 tỷ, Vietjet lỗ 2.000 tỷ: Các doanh nghiệp hàng không sống 'vật vờ' mùa COVID-19

(Vietnamdaily) - Chưa bao giờ các doanh nghiệp thuộc ngành hàng không đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh hoặc lỗ.

Theo đánh giá mới nhất của Bộ Tài chính, COVID-19 đã khiến ngành hàng không Việt Nam thiệt hại nghiêm trọng, số lượng khách hàng và số chuyến bay khai thác đều giảm mạnh.

Tính đến hết quý 2/2020, số chuyến bay các hãng giảm tới 32.700 chuyến, giảm 88,2% so với kế hoạch đề ra; số lượng khách vận chuyển giảm khoảng 5,67 triệu, giảm 89,3% so với kế hoạch.

Vietjet báo lỗ quý 3 tới 971 tỷ đồng, số chuyến bay nội địa giảm 35%

(Vietnamdaily) - 9 tháng chỉ âm hơn 925 tỷ là số lỗ thấp hơn so với dự kiến của Vietjet.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) ghi nhận doanh thu thuần lao dốc 79% từ hơn 13.577 tỷ về còn hơn 2.809 tỷ đồng. Trong khi đó giá vốn chiếm tới 3.421 tỷ đồng (tăng 70%) nên giá vốn âm tới 612 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gộp 2.060 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng ghi âm 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 200 tỷ đồng. Cộng thêm khoản lỗ 28 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 3 tỷ) từ liên doanh liên kết và 3 tỷ từ hoạt động khác khiến lợi nhuận sau thuế của Vietjet âm 971 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 1.700 tỷ đồng.